Thú thực, trong thời gian gần đây, tôi có hay nghe chuyện mất cắp ở một siêu thị đang rất “hot” với các bà nội trợ có tên BigC. Nhưng tôi vẫn cho đó là chuyện tầm phào! Nghĩ rằng ở một hệ thống siêu thị “có tên tuổi”, với công tác an ninh hiện đại như vậy thì sao có chuyện mất cắp được. Nhưng phải đến khi vụ việc xảy ra với đồng nghiệp của tôi thì mới ngã ngửa ra rằng hóa ra ở nơi hiện đại chứ không phải “chợ trời” ấy nạn trộm cắp, móc túi lại đang hoành hành trắng trợn và công khai.
Tôi search “móc túi tại BigC” cho kết quả khá bất ngờ, nhiều diễn đàn có tên tuổi còn lập ở hẳn 1 topic “có ai bị móc túi ở BigC thì vào đây chia sẻ nào”. Ngạc nhiên hơn cả là chiêu thức trong các vụ móc túi rất giống nhau, kẻ móc túi cũng là phụ nữ bằng cách chen lấn hoặc xô ngã, móc túi, rồi chuồn… hầu hết giấy tờ đều được tìm thấy ở thùng rác và nạn nhân được gọi đến trả lại.
Vụ việc xảy ra vào 11h ngày 23/10/2011 tại BigC đường Phạm Hùng (Hà Nội), phóng viên Cẩm Thúy (Báo Đậi Đoàn Kết) trong lúc di chuyển từ tầng 1 của tòa nhà siêu thị lên đến tầng 2, qua đoạn hành lang rất ngắn có bán đồ ăn uống để vào bên trong khu vực siêu thị, cô có cảm giác tự nhiên bị xô đẩy và 1 phụ nữ chèn lên qua phía trước. Ngay sau khu vực đông người đó, cô dở chiếc túi đang khoác vai ra thì phát hiện chiếc ví đã bị móc mất. Trong ví có khoảng 6 triệu đồng và toàn bộ giấy tờ quan trọng như chứng minh thư, thẻ nhà báo, thẻ ATM, giấy tờ xe, bằng lái…
Vốn làm nghề báo, cô nghĩ ngay đến lực lượng an ninh trong tòa nhà, đến hệ thống camera chắc chắn sẽ được lắp đặt dày đặc. Ngay lập tức cô tìm đến phòng dịch vụ khách hàng và sửng sốt vì tại đấy đang có tới vài người khách khác đang khóc lóc trình bày vì cũng vừa bị móc ví. Khi cô đề nghị bộ phận an ninh của tòa nhà thay vì việc ngồi bắt khách viết đơn trình bày sự việc mà kiểm tra ngay lại băng ghi hình của các camera, nhận diện kẻ gian và chốt tại hệ thống cửa ra vào để kiểm soát tình hình thì nhận được sự từ chối. Một nhân viên an ninh thản nhiên nói: Xem băng ghi hình biết được kẻ móc túi nhưng bây giờ siêu thị đang đông người thế này biết ai vào với ai mà tìm được. Vậy là thay vì phản ứng nhanh, họ vẫn yêu cầu khách ngồi viết đơn, viết xong hỏi để làm gì và tiếp theo là xử lý thế nào thì các cô nhân viên nói: Xong thì chị ra báo với công an phường, còn đơn của chị ở để đây để chúng tôi báo cáo lãnh đạo.
Quá ngán ngẩm với cách xử lý này, cô phóng viên bèn nói với họ rằng: Đây không phải “chợ trời”, khi họ đã tin cậy siêu thị, họ tìm đến đây để sử dụng dịch vụ của siêu thị thì đồng nghĩa với việc siêu thị phải đảm bảo an ninh cho khách hàng. Đành rằng trong cuộc sống có thể có những tình huống xảy ra mà bản thân cả khách hàng lẫn siêu thị đều không muốn, nhưng việc bị móc túi ở Big C tiếc thay không phải là hi hữu mà đang tồn tại công khai, nghiêm trọng. Các khách hàng khi bị rơi vào tình trạng này đều chỉ biết cùng lắm viết đơn rồi ra về.
Trước lý lẽ của cô nhà báo, phòng dịch vụ khách hàng của siêu thị đã đưa cô và các khách hàng cùng cảnh ngộ đến phòng an ninh gặp trưởng bộ phận an ninh của siêu thị. Tại phòng này, cô phát hiện ra trong số những bức ảnh treo trên tường (được ghi là những đối tượng nghi vấn) có ảnh đối tượng đã chen lấn cô lúc trước. Cô đề nghị ông nên xem băng ghi hình để lấy bằng chứng, để đấu tranh khai thác với đối tượng đó, cô nhà báo vẫn chỉ được nhận được trả lời: Không bắt được quả tang thì không xử lý được. Và để chúng tôi báo cáo với các anh công an. Rồi nếu chưa thỏa đáng thì chúng tôi sẽ hẹn ngày để chị đến gặp lãnh đạo siêu thị…
Cũng tại đây, ông trưởng bộ phận an ninh mặc dù thừa nhận việc để khách hàng bị móc túi là lỗi của siêu thị nhưng cũng không trả lời được gì hơn, cũng không đồng ý với việc cần những phản ứng nhanh như kiểm tra băng ghi hình, hoặc kiểm soát chặt những đối tượng đang được nghi vấn khi ngày nào chúng cũng nhẵn mặt tại đó. Ông này cũng chỉ trả lời là khách hàng bị mất cắp ra công an phường mà khai báo.
Vậy là rõ ràng các đối tượng móc túi đã được an ninh của tòa nhà “nhận diện”. Nhưng họ chưa có biện pháp hữu hiệu, hay nói đúng hơn là chưa hết trách nhiệm trong việc bảo vệ khách hàng.
Sau khi ra về, khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, cô phóng viên nhận được điện thoại của nhân viên siêu thị Big C thông báo đến nhận lại chiếc ví do nhân viên bảo vệ nhặt được trong thùng rác, giấy tờ còn đủ, chỉ có tiền là mất. “Mất ví, cứ ra thùng rác mà tìm!” cũng là kinh nghiệm nực cười mà nhân viên an ninh ở đây thường nói với nạn nhân.
Chỉ trong vài phút đồng hồ, xảy ra tới 3 -4 vụ bị móc túi có thể khẳng định rằng: Mất cắp đã trở thành một thứ nạn đang diễn ra ở Siêu thị BigC và những người quản lý ở đây hiện cũng đang có khả năng… bất lực vì thứ tệ nạn này. Khách hàng là thượng đế, nhưng với nạn mất cắp và cách phản ứng hầu như thiếu trách nhiệm ở đây thì câu “khách hàng là thượng đế” có lẽ phải nên suy xét lại! Và đây là một trong những vấn đề không nhỏ nếu như BigC muốn tiếp tục giữ thương hiệu mà họ đã từng công bố với khách hàng: Đại siêu thị.
(Ảnh sưu tầm)
Ngô Thị Thu Hằng
Tôi search “móc túi tại BigC” cho kết quả khá bất ngờ, nhiều diễn đàn có tên tuổi còn lập ở hẳn 1 topic “có ai bị móc túi ở BigC thì vào đây chia sẻ nào”. Ngạc nhiên hơn cả là chiêu thức trong các vụ móc túi rất giống nhau, kẻ móc túi cũng là phụ nữ bằng cách chen lấn hoặc xô ngã, móc túi, rồi chuồn… hầu hết giấy tờ đều được tìm thấy ở thùng rác và nạn nhân được gọi đến trả lại.
Vụ việc xảy ra vào 11h ngày 23/10/2011 tại BigC đường Phạm Hùng (Hà Nội), phóng viên Cẩm Thúy (Báo Đậi Đoàn Kết) trong lúc di chuyển từ tầng 1 của tòa nhà siêu thị lên đến tầng 2, qua đoạn hành lang rất ngắn có bán đồ ăn uống để vào bên trong khu vực siêu thị, cô có cảm giác tự nhiên bị xô đẩy và 1 phụ nữ chèn lên qua phía trước. Ngay sau khu vực đông người đó, cô dở chiếc túi đang khoác vai ra thì phát hiện chiếc ví đã bị móc mất. Trong ví có khoảng 6 triệu đồng và toàn bộ giấy tờ quan trọng như chứng minh thư, thẻ nhà báo, thẻ ATM, giấy tờ xe, bằng lái…
Vốn làm nghề báo, cô nghĩ ngay đến lực lượng an ninh trong tòa nhà, đến hệ thống camera chắc chắn sẽ được lắp đặt dày đặc. Ngay lập tức cô tìm đến phòng dịch vụ khách hàng và sửng sốt vì tại đấy đang có tới vài người khách khác đang khóc lóc trình bày vì cũng vừa bị móc ví. Khi cô đề nghị bộ phận an ninh của tòa nhà thay vì việc ngồi bắt khách viết đơn trình bày sự việc mà kiểm tra ngay lại băng ghi hình của các camera, nhận diện kẻ gian và chốt tại hệ thống cửa ra vào để kiểm soát tình hình thì nhận được sự từ chối. Một nhân viên an ninh thản nhiên nói: Xem băng ghi hình biết được kẻ móc túi nhưng bây giờ siêu thị đang đông người thế này biết ai vào với ai mà tìm được. Vậy là thay vì phản ứng nhanh, họ vẫn yêu cầu khách ngồi viết đơn, viết xong hỏi để làm gì và tiếp theo là xử lý thế nào thì các cô nhân viên nói: Xong thì chị ra báo với công an phường, còn đơn của chị ở để đây để chúng tôi báo cáo lãnh đạo.
Quá ngán ngẩm với cách xử lý này, cô phóng viên bèn nói với họ rằng: Đây không phải “chợ trời”, khi họ đã tin cậy siêu thị, họ tìm đến đây để sử dụng dịch vụ của siêu thị thì đồng nghĩa với việc siêu thị phải đảm bảo an ninh cho khách hàng. Đành rằng trong cuộc sống có thể có những tình huống xảy ra mà bản thân cả khách hàng lẫn siêu thị đều không muốn, nhưng việc bị móc túi ở Big C tiếc thay không phải là hi hữu mà đang tồn tại công khai, nghiêm trọng. Các khách hàng khi bị rơi vào tình trạng này đều chỉ biết cùng lắm viết đơn rồi ra về.
Trước lý lẽ của cô nhà báo, phòng dịch vụ khách hàng của siêu thị đã đưa cô và các khách hàng cùng cảnh ngộ đến phòng an ninh gặp trưởng bộ phận an ninh của siêu thị. Tại phòng này, cô phát hiện ra trong số những bức ảnh treo trên tường (được ghi là những đối tượng nghi vấn) có ảnh đối tượng đã chen lấn cô lúc trước. Cô đề nghị ông nên xem băng ghi hình để lấy bằng chứng, để đấu tranh khai thác với đối tượng đó, cô nhà báo vẫn chỉ được nhận được trả lời: Không bắt được quả tang thì không xử lý được. Và để chúng tôi báo cáo với các anh công an. Rồi nếu chưa thỏa đáng thì chúng tôi sẽ hẹn ngày để chị đến gặp lãnh đạo siêu thị…
Cũng tại đây, ông trưởng bộ phận an ninh mặc dù thừa nhận việc để khách hàng bị móc túi là lỗi của siêu thị nhưng cũng không trả lời được gì hơn, cũng không đồng ý với việc cần những phản ứng nhanh như kiểm tra băng ghi hình, hoặc kiểm soát chặt những đối tượng đang được nghi vấn khi ngày nào chúng cũng nhẵn mặt tại đó. Ông này cũng chỉ trả lời là khách hàng bị mất cắp ra công an phường mà khai báo.
Vậy là rõ ràng các đối tượng móc túi đã được an ninh của tòa nhà “nhận diện”. Nhưng họ chưa có biện pháp hữu hiệu, hay nói đúng hơn là chưa hết trách nhiệm trong việc bảo vệ khách hàng.
Sau khi ra về, khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, cô phóng viên nhận được điện thoại của nhân viên siêu thị Big C thông báo đến nhận lại chiếc ví do nhân viên bảo vệ nhặt được trong thùng rác, giấy tờ còn đủ, chỉ có tiền là mất. “Mất ví, cứ ra thùng rác mà tìm!” cũng là kinh nghiệm nực cười mà nhân viên an ninh ở đây thường nói với nạn nhân.
Chỉ trong vài phút đồng hồ, xảy ra tới 3 -4 vụ bị móc túi có thể khẳng định rằng: Mất cắp đã trở thành một thứ nạn đang diễn ra ở Siêu thị BigC và những người quản lý ở đây hiện cũng đang có khả năng… bất lực vì thứ tệ nạn này. Khách hàng là thượng đế, nhưng với nạn mất cắp và cách phản ứng hầu như thiếu trách nhiệm ở đây thì câu “khách hàng là thượng đế” có lẽ phải nên suy xét lại! Và đây là một trong những vấn đề không nhỏ nếu như BigC muốn tiếp tục giữ thương hiệu mà họ đã từng công bố với khách hàng: Đại siêu thị.
(Ảnh sưu tầm)
Ngô Thị Thu Hằng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét