Theo nhà nghiên cứu Michael Crandol, đầu tiên phim hoạt hình được sản xuất với mục đích đề cao tính sáng tạo của một loại hình nghệ thuật. Nhưng ngày nay, phim hoạt hình bên cạnh giá trị nghệ thuật còn mang tính thương mại. Winsor McCay, cha đẻ của phim hoạt hình đã tiết lộ đôi điều về thể loại này: những thành công, thất bại trong hững ngày đầu làm phim cũng như các thăng trầm trong lịch sử tồn tại và phát triển của thể loại phim hấp dẫn và sinh động này.
Ông cho biết, để thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, bạn không những bị đòi hỏi ở tính sáng tạo mà còn là một đức kiên trì. Đối với phim hoạt hình, sự đòi hỏi lại càng khắt khe hơn, bởi không giống một loại hình nào khác, ở phim hoạt hình, tính sinh động và hấp dẫn được đặt lên hàng đầu. Có những đạo diễn đã mất cả một năm trời chỉ để hoàn thành một thước phim hoạt hình dài 5 phút ! Đó không phải là kết quả của một cá nhân nào khác mà là của cả tập thể làm việc theo một quy trình hết sức quy cũ. Vấn đề đặt ra là bên cạnh tính nghệ thuật, giá trị thương mại của phim hoạt hình có được duy trì hay không ? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính cách thức của nhà sản xuất hơn là bản thân đạo diễn.
Phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất vào năm 1911, nhưng đến năm 1914 khán giả thế giới mới biết đến thể loại hoạt hình qua bộ phim "Gertie the Dinosaur" của nhà sản xuất John Bray. Thực tế, năm 1913, một studio chuyên sản xuất phim hoạt hình chính thức hình thành, chỉ trong vòng 5 năm, ngành giải trí hoạt hình mới chính thức ra đời. Lúc đó nhiều nghệ sĩ đã tham gia sáng tạo trong lĩnh vực phim hoạt hình và thu được những thành công tương đối, tiêu biểu là nhà sản xuất Otto Messmer (lúc đó làm việc cho studio Pat Sullivan). Năm 1919, một sáng tạo của Messmer đã tạo ra bước ngoặt đối với phim hoạt hình. Đó là hình ảnh chú mèo hoang Felix và lúc đó việc sản xuất phim hoạt hình thực sự mới trở thành quy trình. Nếu như trước đây người ta chỉ có thể xem Gertie the Dinosaur được một lần, thì giờ đây với Mèo hoang Felix, một công nghệ mới giúp người ta có thể xem đi xem lại bao nhiêu lần tuỳ thích. Điều này đã đem lại cho studio Pat Sullivan một khoản doanh thu kếch xù hàng triệu USD trong nhiều năm liền. Người ta bắt đầu tính đến chuyện trả lương cho nghệ sĩ sáng tạo ra hình ảnh chú mèo hoang (trước đó, việc tạo ra các hình ảnh hoạt hình chỉ mang tính ngẫu hứng, chủ yếu để phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng hơn là mục đích thương mại). Messmer là một người điễm tĩnh và không hề tính toán, anh không bao giờ đòi hỏi gì ở ông chủ, cả lương bổng cũng như vấn đề bản quyền sáng tạo, vì vậy, lúc đó nói đến hình ảnh mèo hoang Felix, người ta chỉ biết đến cái tên Pat Sullivan.
Tính thương mại trong phim hoạt hình càng được bộc lộ rõ khi studio Walt Disney được thành lập vào những năm đầu của thế kỷ XX tại New York. Đến năm 1928, studio này đạt đỉnh cao của thời kỳ làm ăn phát đạt với hình ảnh Chuột Mickey trong loạt phim hoạt hình Steamboat Willie. Lúc đó, hình ảnh các nhân vật hoạt hình của Walt Disney nổi tiếng đến mức mà các hoạ sĩ phim hoạt hình được xếp ngang hàng với các tên tuổi trong làng hội hoạ thế giới nưhư Da Vinci và Michelangelo (Ý). Năm 1923, studio Watl Disney chuyển đến đóng tại Hollywood, sau đó đến California, tuy vậy đến nay New York vẫn được xem là quê hương của phim hoạt hình. Trước thành công vang dội của Watl Disney, hai hãng sản xuất khác là Warner Bros. và MGM bắt đầu quay sang sản xuất và kinh doanh phim hoạt hình. Không lâu sau, cả ba studio này trở thành các hãng làm ăn phát đạt trong lĩnh vực đầy mới mẻ này.
Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà sản xuất bắt đầu tăng cường yếu tố màu sắc và âm thanh vào trong phim hoạt hình. Tác phẩm tiêu biểu nhất được vận dụng tối đa các yếu tố đó là "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" (1937), đây cũng là phim hoạt hình dài tập đầu tiên trong lịch sử thể loại này. "Pinocchio" (1940) là phim hoạt hình được sản xuất bằng hệ thống kỹ thuật hoàn chỉnh và tối tân nhất. Thành công lớn nhất về kỹ thuật mà lĩnh vực hoạt hình có thể tạo ra là "Fantasia" (1940). Nhưng nhân vật hoạt hình công phu nhất phải kể đến Những chú rệp Bunny (sản xuất trong 10 năm và tổng hợp từ 30 nhân vật hoạt hình khác nhau).
Một nhân vật hoạt hình ra đời, người ta đánh giá cao vai trò của người họa sĩ hơn là đạo diễn, thực tế thì hoạ sĩ phim hoạt hình thườn kiêm luôn vai của đạo diễn, nhà sản xuất, họ không chỉ là người tạo ra mô hình nhân vật, mà còn là người thổi hồn cho nhân vật, các nhà sản xuất chỉ đảm nhiệm các khâu kỹ thuật và chiến dịch quảng cáo cho đầu ra.
Đầu tiên một bộ phim hoạt hình do một hãng độc lập sản xuất, tức là tự chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu từ chọn hoạ sĩ thiết kế, quay phim đến quảng cáo. Đến đầu những năm 30, các hãng bắt đầu hợp tác trong sản xuất. Chẳng hạn, phim Looney Tunes do Walt Disney sản xuất, Warner Bros. chịu trách nhiệm phân phối.
Thực tế, phim hoạt hình hình thành và phát triển sớm hơn một số loại hình khác do vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi kịch bản phim còn hết sức nghèo nàn, hoạt hình là hình thức phù hợp nhất để truyền tải tính cách nhân vật. "Mốt" xem phim hoạt hình trở nên thịnh hành ở Mỹ vào những năm 60, lúc đó các rạp chiếu phim nhựa vắng vẻ gần như sắp phải đóng cửa bởi không chỉ hấp dẫn bọn trẻ con mà cả người lớn đã đổ xô đi xem phim hoạt hình. Tên tuổi của hai đạo diễn Bill Hanna và Joe Barbara (MGM) nổi như cồn với phim hoạt hình được nhiều người biết đến làư "Tom và Jerry". Đáng tiếc là trong vòng 20 năm làm việc cùng nhau tại hãng MGM họ đã không sáng tạo thêm một nhân vật hoạt hình nào khác ngoài Tom và Jerry. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng và mục đích thương mại lại không cho phép điều đó tồn tại.
Bước vào thập kỷ 80, Disney và Warner Bros. bước vào thương trường với tư cách là những nhà kinh doanh thực thụ thay vì tư cách nhà phục vụ nhu cầu giải trí như trước đây. DuckTales (1986- Walt Disney) và Tiny Toon Adventures (1989- Warners) thực sự là những thành công lớn của hai nhà sản xuất phim hoạt hình hàng đầu lúc bấy giờ. Đầu những năm 90, sự suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu khiến kinh phí đầu tư cho lĩnh vực phim hoạt hình cũng giảm sút đáng kể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực hoạt hình nói riêng và ngành công nghiệp giải trí nói chung. Kinh phí eo hẹp đòi hỏi các nhà sản xuất và đạo diễn phải có những sáng tạo đột phá để đảm bảo sự tồn tại của ngành. "Người dơi" (1992) chính là tác phẩm được sản xuất trong bối cảnh như vậy.
Vấn đề lớn nhất hiện nay đối với không chỉ phim hoạt hình mà tất cả các loại hình nghệ thuật nằm ở chỗ mối quan hệ giữa giá trị nghệ thuật và tính thơng mại. Người ta phải làm sao để cân đối hai đặc điểm này trong một nhân vật hoạt hình. Thực tế, sự thành công của một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá bằng cả hai yếu tố này.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét