Dịch Vụ Bất Động Sản

Dịch vụ môi giới Bất động sản: Nhận ký gửi, ủy thác, quản lý bất động sản,môi giới mua, bán, thuê và cho thuê bất động sản. Chỉ thu phí dịch vụ khi giao dịch thành công, với mức phí hợp lý.

Dịch vụ tư vấn Bất động sản

Tư vấn hoàn toàn miễn phí các thủ tục mua bán và các thủ tục khác liên quan đến giao dịch Bất động sản;.

Dịch vụ làm thủ tục hồ sơ pháp lý

Nhận làm dịch vụ thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (sổ đỏ)

Dịch vụ quảng cáo bất động sản

Quảng cáo, đăng tin mua bán nhà đất theo yêu cầu của khách hàng..

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Những chiêu trò của những kẻ tấn công trên các mạng xã hội

  -Sự tin tưởng là một trong những điều được những kẻ tấn công quan tâm trên các mạng xã hội.
-Có ba hình thức tấn công kinh điển trên các mạng xã hội: phát tán mã độc trá hình dưới các phần mềm hợp pháp, tải về plug-in chứa virus hay qua các bản surveys lừa đảo.
-Trên Facebook: Phát tán link độc, Like-Jaking, Comment-Jacking.
-Các ứng dụng không được lưu trữ trên máy chủ của Facebook. Đây là lí do để các apps là một trong những công cụ tấn công hữu hiệu của kẻ xấu.
Mới đây, hãng bảo mật hàng đầu thế giới Symantec đã chia sẻ với giới công nghệ về những hiểm họa đang “nhăm nhe” tấn công các mạng xã hội; đồng thời giới thiệu công cụ mới của phòng thí nghiệm Norton với tên gọi App Advisor sẽ giúp người dùng ngăn chặn những nguy cơ hiện hữu mỗi phút giây trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Google+ …này.

Tại Hội thảo Đánh giá hằng năm của hãng bảo mật hàng đầu thế giới Symantec được tổ chức vào ngày 19/6 vừa qua, hãng đã công khai chi tiết một số “bí mật thép” đằng sau những hiểm họa hiện hữu từng giây phút trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google+, đồng thời cũng tiết lộ với mọi người về một dự án bảo vệ người dùng khỏi những nguy cơ đe dọa tiềm tàng như “bom nổ chậm” này!

Dự án này được tiến hành bởi Phòng thí nghiệm Norton với tên gọi hiện tại là Norton App Advisor (NAA). NAA kết hợp dữ liệu giữa phần mềm Safe Web của Norton với dữ liệu API mở của các mạng xã hội để giúp người dùng đánh giá về độ an toàn của các ứng dụng (apps) trên các mạng xã hội. Công cụ này sẽ ngăn chặn việc các ứng dụng độc hại thu thập dữ liệu về người dùng cũng như bạn bè của họ thông qua hoạt động của chính bản thân họ trên các mạng xã hội. Chính điều này được đại diện của Symantec coi như một trong những mối quan tâm lớn về an ninh mạng mà các mạng xã hội cần coi trọng.



Sự tin tưởng là một trong những điều được những kẻ tấn công quan tâm trên các mạng xã hội. Người dùng thường rất “dễ dãi” trong việc tiếp nhận thông tin từ bạn bè của họ thông qua các bài đăng, comment và đây chính là một trong những lỗ hổng được những kẻ tấn công mạng tận dụng, khai thác triệt để. Trên một thế giới “hư hư thực thực” như các mạng xã hội; rất khó khăn để phân biệt giữa những gì được gửi đến từ những người bạn của bạn; và những gì được mang tới từ những kẻ tấn công xảo quyệt”- Nishant Doshi, một trong những thành viên sáng lập nhóm phản ứng nhanh về bảo mật của Symantec nhận định. Ông giải thích rằng, những cuộc tấn công trên các mạng xã hội đa phần sẽ thành công bởi chúng xâm nhập nhanh và sâu vào các mạng xã hội - nói một cách hình tượng thì chẳng khác gì các chủng virus nguy hiểm cả. Những cuộc tấn công thường bắt đầu trên một quy mô nhỏ; nhưng tốc độ lan truyền của chúng rất nhanh.

Về cơ bản, có ba hình thức tấn công kinh điển trên các mạng xã hội. Thứ nhất, những kẻ tấn công phát tán các mã độc “trá hình” dưới các phần mềm hợp pháp và người dùng sẽ bị nhiễm các mã độc này khi “ngờ nghệch” tin theo và tải về các “phần mềm” này để sử dụng. 



Một mối đe dọa khác có thể xảy ra là việc mạng xã hội yêu cầu người dùng tải về các plug-in như Quick Time hay Flash; nhưng tất nhiên, đây chỉ là cái vỏ của các phần mềm độc hại. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ “chiêu trò” này đã xảy ra cách đây vài ngày. Khi một video clip được chia sẻ trên Wall Facebook của người dùng; để xem được clip này, đôi khi họ được đề nghị phải tải về một YouTube Plugin. Núp dưới dạng Plugin của YouTube, virus lây nhiễm vào máy tính sẽ kiểm soát toàn bộ trình duyệt và mọi thông tin sử dụng trình duyệt mà nạn nhân không hề hay biết. Virus này còn lợi dụng tài khoản Facebook của nạn nhân để tiếp tục phát tán video clip trên Tường của bạn bè, lừa họ cài Plugin chứa virus như đã làm với chính nạn nhân. Việc phát tán mã độc theo cách như vậy tạo phản ứng dây chuyền theo cấp số nhân, khiến virus lây lan rất nhanh và để lại hậu quả không hề nhỏ.

Nguy cơ thứ ba mà Doshi đưa ra ở đây là các bản khảo sát (surveys) lừa đảo. Những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu bạn điền đầy đủ các thông tin vào một bản khảo sát thông tin cá nhân-mà bạn thấy có vẻ như rất-hợp-pháp; nhưng trên thực tế, chúng sẽ đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn và sử dụng chúng vào những mục đích riêng của những kẻ tấn công. Rất ít người dùng mạng xã hội biết về điều này, hơn nữa, số người bị lừa còn tăng mạnh khi những kẻ tấn công gửi kèm theo bài khảo sát là một món quà nho nhỏ nếu bạn hoàn thành-tất nhiên với điều kiện là bạn phải cung cấp số điện thoại xác nhận và địa chỉ gửi quà cho chúng (để thâu tóm thông tin cá nhân của bạn một cách tối đa).

Theo Giám đốc quản lí sản phẩm của Norton, ông Gerry Egan, những bản khảo sát lừa đảo này sử dụng các biện pháp “marketing” đen để xuất hiện trên các mạng xã hội, thu thập thông tin cá nhân của người dùng và sau đó “chuyển” chúng thành tiền. “Nếu những kẻ tấn công tìm ra các cách lừa đảo hữu hiệu trên các mạng xã hội; trong một thời gian rất ngắn, việc lừa đảo người dùng có thể đi từ những giọt nước nhỏ li ti trở thành một trận lụt với sức càn quét của những con quái thú lớn”.



Rất nhiều cư dân mạng Việt Nam đã bị lừa trước thông tin nữ diễn viên phim cấp 3 Nhật Bản Maria Ozawa (ảnh trên) đến Việt Nam.


Trên Facebook, theo Egan, có ba hình thức tấn công phổ biến. Hình thức phát tán mã độc quen thuộc nhất có lẽ là việc chia sẻ các đường dẫn (link) tới một website kèm theo những lời mời chào hấp dẫn trên Wall của người dùng (được những kẻ lừa đảo thực hiện bằng tay hoặc phát tán bằng những công cụ tự động). Bằng việc tin theo những lời mời chào này và click vào liên kết, người dùng vô tình đã tạo điều kiện cho kẻ xấu đánh cắp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân của mình kèm theo việc phát tán những status tương tự trên chính tường nhà mình cũng như của những người bạn bè có trong danh sách.

Hình thức tấn công thứ hai có tên gọi là “Like-Jacking”. Đây là hình thức lừa đảo mà trên tường nhà người dùng sẽ xuất hiện các liên kết dẫn họ tới một website yêu cầu phải trả lời một câu hỏi bảo mật dưới dạng các mã Captcha. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một nút “Like” trá hình. Gõ lại mã Captcha này chính là người dùng đã nhấn vào một  nút “Like” trên Facebook, sau đó đăng tải lại chính link này lên Wall của nhà họ. Nếu những người bạn của họ cũng tin theo và click vào, họ cũng sẽ “dính chưởng”!



Hình thức thứ ba có tên Comment-Jaking, tương tự như Life-Jaking; trừ một điểm khác biệt là xuất hiện thêm một hộp comment phía dưới mã Captcha. Khi người dùng comment, mã độc sẽ tự động đăng các liên kết tương tự lên Wall để lừa bạn bè của họ. Những kẻ tấn công sẽ không chỉ sử dụng chính người dùng như một công cụ phát tán các link đen mà còn đổng thời lén lút đăng kí cho bạn sử dụng một dịch vụ phiền phức nào đó mà bạn không hề mong muốn. Egan nói “Đây chính là hai cú đấm trời giáng vào tài khoản Facebook của bạn”.

Trên Twitter, các liên kết độc hại sẽ được phát tán qua các tweets và phản hồi từ các người dùng khác. Doshi cho hay, những kẻ phát tán thư rác có thể đánh cắp thông tin đăng nhập Twitter của một người, và sau đó mạo danh họ gửi cho bạn bè những liên kết độc hại kèm theo những lời mời chào hấp dẫn. Còn Egan cho biết “Một số ứng dụng mang bề ngoài rất bình thường, hợp pháp nhưng thực chất lại là một công cụ hữu hiệu giúp kẻ tấn công cướp quyền sử dụng tài khoản của người dùng”.

Một vấn đề bảo mật nóng mà Egan chỉ ra ở đây, đó là các ứng dụng chạy trên Facebook không được lưu trữ trên máy chủ của mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Các ứng dụng này nằm ở bất cứ nơi nào mà nhà phát triển ứng dụng mong muốn. Đây chính là lí do khiến cho Facebook không thể tự quản lí được tất cả các ứng dụng xuất hiện trên mạng xã hội của mình; chính điều này khiến cho các ứng dụng-apps trên Facebook vẫn là một trong những công cụ tấn công hữu hiệu của những kẻ xấu trên mạng xã hội.

Tham khảo: CNET

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Mẫu điện thoại Facebook tuyệt đẹp

Điện thoại mang tên Facebook là đề tài được người dùng quan tâm trong thời gian gần đây. Một nhà thiết kế đã tạo ra một sản phẩm mẫu rất đẹp dành cho những tín đồ của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Chiếc điện thoại ý tưởng (concept) của nhà thiết kế Michal Bonikowski xuất hiện với màn hình rộng 4,2 inch. Điều thú vị của mẫu thiết kế này chính là máy mang màu sắc đặc trưng của Facebook với gam màu xanh. Chiếc điện thoại này có thiết kế nguyên khối giống như dòng điện thoại HTC One.

Facebook Phone trong ý tưởng của nhà thiết kế Bonikowski sở hữu camera chính 8 megapixel và camera trước 5 megapixel để thực hiện các cuộc đàm thoại video. Nếu ý tưởng biến thành hiện thực thì đây là một smartphone đáng nể.
 
Ngắm ý tưởng điện thoại Facebook của nhà thiết kế Michal Bonikowski:
 
 
Khôi Linh
Ý tưởng điện thoại Facebook màn hình rộng 4,2 inch.

Khôi Linh
Thiết kế nguyên mẫu ấn tượng.

Khôi Linh
Camera sau 8 megapixel và mẫu thiết kế này gây ấn tượng với camera trước 5 megapixel.

Khôi Linh
Tông màu xanh đặc trưng của Facebook.

Khôi Linh

Khôi Linh
Nếu thiết kế mẫu này trở thành hiện thực thì đây sẽ là sản phẩm "bom tấn" sau khi ra mắt.
Khôi Linh
Theo CNet

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Em ngược đường,ngược nắng để yêu anh...

"Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh

ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi

ngược lòng mình tìm về nông nổi

lãng du vô định cánh chim trời....

Em ngược thời gian, em ngược không gian

ngược đời thường bon chen tìm về mê đắm

ngược trái tim từ bao giờ chai lặng

...em đánh thức nỗi buồn....

em gợi khát khao xanh...

Mang bao điều em muốn nói cùng anh

chợt sững lai... trước cây mùa trút lá

trái đất sẽ thế nào nếu màu xanh không còn nữa

và sẽ thế nào khi trong em không anh ?!?

em trở về im lặng của đêm

chẳng còn nữa người đông và bụi đỏ

phố bỗng buồn tênh, bờ vai hút gió

riêng chiều nay em biết - một mình em...."

Em bước ngược giấc mơ để tìm về những cảm xúc cũ của ngày mùa đông đầu tiên gặp... Anh ngơ ngác ngồi sau xe người khác... tìm e giữa dòng người xuôi ngược.... Khó lắm ... tìm được em khó lắm anh à...

 

Em bước ngược yêu thương... để tìm về dối trá, để nói anh đi đi... để nhẫn tâm thấy anh đau khổ... để mong con tim mình bình yên đi một chút... để rồi...
lại bước ngược những dằn vặt và ám ảnh trở về với anh... Bước ngược những sợ hãi và lo toan... để tìm về nơi bình yên lắm của những cơn bão lòng... Thèm sà vào lòng anh lắm nhưng lại sợ... Sợ lắm vì biết anh sẽ lại đi... Đâu sẽ là bến bình yên của những cơn bão tới?

Em bước ngược những hoài nghi và tham vọng để gọi anh quay trở về... mặc kệ tất cả, không biết ngày nào mình xa nhau .... Chỉ biết sẽ không phải là hôm nay...

Em bước ngược những tình yêu vĩ đại... bước qua những tình yêu mãi mãi... để dành cho anh một tình yêu nhỏ xíu... bé lắm nhưng là của riêng em thôi... Một tình yêu đặc biệt của riêng em!

Em bước ngược sự ích kỉ để nghĩ thật nhiều cho anh...và...

Mong cho hôm nay trời đừng mưa nhé... Em không cô đơn và hoảng sợ trên con phố tấp nập... Anh không chạy ra giữa trời để tắm mưa... và mang về những cơn ho hen mỗi đêm ngủ...

Trời hôm nay đừng nắng quá nhé... Chắc anh sẽ phải ra ngoài nhiều... Nắng sẽ làm anh đen cháy ra trông lạc lõng trong chiếc áo sơ mi không phù hợp...


(st)


 

*P/S: Mong cho 365 ngày trời dịu mát... để em không nhớ thắt lòng mỗi khi ông trời khóc... Để anh không đen sạm da khi ông ấy nổi giận... để nhặt gió vỗ về những nỗi đau... để gom hơi ấm về sưởi con tim... Nếu như có lúc ta để lạc nhau khiến con tim mình thấy giá lạnh... để mãi bình yên và nhớ về nhau thôi nhé... tất cả đã đi qua rồi... Qua rồi anh ạ!

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Sao lưu dữ liệu Facebook, bạn có nghĩ tới chưa?

Nếu một ngày đẹp trời nào đó, Facebook vô tình khóa tài khoản của bạn vì một lý do nhầm lẫn gì đó, hay một bến đổ mới hấp dẫn hơn và bạn muốn chuyển nhà. Hoặc bạn muốn xóa tài khoản facebook,...có khá nhiều lý do khiến người ta nên lo lắng cho toàn bộ dữ liệu của mình trên facebook đấy, những tình huống trớ trêu là điều không thể biết trước được.
 
Tài sản tinh thần trên facebook quý giá thế nào thì chỉ có bạn mới định lượng được, từ những dòng trạng thái được cập nhật thường xuyên đến danh sách bạn bè, hình ảnh, ghi chú,...tất cả đều không nằm trong tay bạn, mà nằm trong tay facebook, mà có ai đã đọc chính sách bảo mật của Facebook chưa, không có gì đảm bảo cho "số vàng" của bạn đâu đấy! Chính vì thế việc sao lưu toàn bộ dữ liệu tinh thần này là việc cần làm và nên làm thường xuyên, con nếu bạn tham gia facebook chỉ để chơi các trò chơi ứng dụng trên Facebook thì có thể bỏ qua những chú ý trên.

Dưới đây mình xin giới thiệu bài viết gồm 3 công cụ tối ưu để bạn sao lưu dữ liệu quý giá của mình trên facebook.

1.Sao lưu Facebook xuống ổ cứng nhà mình bằng ArchiveFacebook:
mạng xã hội, facebook, sao lưu, backup, tài khoản, archivefacebook, facePad, backupify, rủi ro, xóa tài khoản,
Đây là một tiện ích của trình duyệt Firefox cho phép bạn lưu toàn bộ dữ liệu trên facebook xuống ổ cứng, và bạn có thể xem lại chúng giống như đang xem trên facebook, giống làm việc trong chế độ offline của trình duyệt.
Hướng dẫn sử dụng: mở trình duyệt firefox và chạy vào địa chỉ ArchiveFacebook rồi cài đặt như các tiện ích khác.
2.Sao lưu toàn bộ album hình ảnh bằng FacePAD:
mạng xã hội, facebook, sao lưu, backup, tài khoản, archivefacebook, facePad, backupify, rủi ro, xóa tài khoản,

Một công cụ hữu ích cho việc sao lưu Album hình ảnh của bạn và bạn bè để xem offline. Đây cũng là một tiện ích mở rộng của Firefox, FacePAD sẽ giúp bạn giữ lại tất cả hình ảnh chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Hướng dẫn sử dụng: mở trình duyệt firefox và chạy vào địa chỉ FacePAD rồi cài đặt như các tiện ích khác.
3.Gữi dữ liệu Facebook lên mây bằng Backupify:
mạng xã hội, facebook, sao lưu, backup, tài khoản, archivefacebook, facePad, backupify, rủi ro, xóa tài khoản,

Để tránh hiểu nhầm xin giải thích luôn, lên mây ở đây nghĩa là gữi dữ liệu facebook lên các máy chủ điện toán đám mây, các dịch vụ sao lưu trực tuyến. Và trong số các dịch vụ cái tên Backupify có lẽ hấp dẫn hơn cả, một công cụ trực tuyến tuyệt vời giúp bạn sao lưu, import, export dữ liệu online từ rất nhiều các trang web chứ không riêng gì facebook.
Backupify sẽ thường xuyên sao lưu toàn bộ hình ảnh, danh sách bạn bè, các sự kiện, ghi chú,...mọi thay đổi trên tài khoản facebook của bạn lên mây. Phiên bản miễn phí của Backupify có dung lượng lên tới 2GB. Mọi dữ liệu của bạn đều được lưu trữ trên máy chủ ở Amazon S3, chính sách bảo mật của Amazon có nêu rõ ràng toàn bộ dữ liệu của bạn trên Backupify được bảo mật rất nghiêm và chỉ có bạn mới có quyền truy cập chúng. Nếu bạn vẫn lo lắng thì bạn có thể đăng ký và lưu riêng trên máy chủ Amazon S3 mà không cần thông qua Backupify.
Hướng dẫn sử dụng: chỉ cần gõ http://www.backupify.com/plans, đăng lý một tài khoản Free sau đó Backupify sẽ hướng dẫn chi tiết phần còn lại.
Nên sử dụng cả hai cách kết hợp sao lưu trên máy tính và đẩy lên mây, vì máy tính của bạn cũng là một thiết bị "rủi ro" bất cứ lúc nào.