1.TÁC GIẢ: Bộ công thương - Cục quản lý cạnh tranh
Cơ cấu tổ chức của cục quản lý cạnh tranh - bộ công thương |
2.NỘI DUNG:
“Bạn đã biết đến Luật Cạnh tranh chưa?” là 1 trong số những câu hỏi được đặt ra với các doanh nghiệp và hiệp hội trong một khảo sát về mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ biết là 53,4%; tỷ lệ chưa biết chiếm 44,8%. Con số này theo chúng tôi là phản ánh khá chính xác mức nhận biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Con số 53,4% biết về sự tồn tại của Luật Cạnh tranh “trên đời” về 1 khía cạnh nào đó cho thấy qua hơn 3 năm có hiệu lực thi hành, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đến được với doanh nghiệp và hiệp hội. Nguyên nhân có thể do: (1) doanh nghiệp và hiệp hội không quan tâm đến việc có tồn tại hay không tồn tại một đạo luật
về cạnh tranh; (2) doanh nghiệp và hiệp hội không có điều kiện tiếp cận với Luật Cạnh tranh. Phân tích kết quả phỏng vấn chi tiết hơn cho thấy: trong số những doanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh thì chủ yếu là do cán bộ của họ được giới thiệu trong nhà trường (chiếm đến 96,6%); kế đó là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (7,9%); tiếp theo là hình thức tự tìm hiểu (3,6%); tiếp theo nữa là thông qua các câu lạc bộ hoặc diễn đàn doanh nghiệp (1,7%) và cuối cùng là thông qua hình thức tập huấn bởi cơ quan nhà nước (1,1%).
Thực tế trên bước đầu cho phép rút ra một nhận xét rằng số doanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh vốn đã rất ít; trong số tỷ lệ ít ỏi đó họ chủ yếu biết qua con đường được học trong giảng đường đại học. Ở đây phải nói đến vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, phải chăng doanh nghiệp chưa quan tâm khi chưa có “va chạm lợi ích” cụ thể của họ? Và “văn hoá” sử dụng công cụ Luật cạnh tranh như là 1 phương tiện bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp còn chưa được hình thành?
Điều này càng được thể hiện qua những trao đổi rất “sơ khai” của doanh nghiệp và hiệp hội trong cuộc hội thảo “VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH” do VCAD phối hợp với JICA tổ chức tại Hà Nội ngày 03/3/2009. Đặc biệt, sự “lỗ mỗ” trong nhận thức của cộng đồng về Luật Cạnh tranh còn được thể hiện trong những bình luận thiếu chính xác về những quy định và về những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trong những bài viết được đăng trên các phương tiện truyền thông sau đó.
Những bất cập từ thực tế trên đặt ra yêu cầu gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và cộng đồng trong thời gian tới dưới nhiều hình thức. Nhờ đó, kiến thức về pháp luật cạnh tranh của cộng đồng xã hội được từng bước nâng lên để doanh nghiệp và hiệp hội một mặt tránh những vi phạm Luật do thiếu hiểu biết, mặt khác sử dụng Luật Cạnh tranh như một công cụ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mình.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ biết là 53,4%; tỷ lệ chưa biết chiếm 44,8%. Con số này theo chúng tôi là phản ánh khá chính xác mức nhận biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Con số 53,4% biết về sự tồn tại của Luật Cạnh tranh “trên đời” về 1 khía cạnh nào đó cho thấy qua hơn 3 năm có hiệu lực thi hành, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đến được với doanh nghiệp và hiệp hội. Nguyên nhân có thể do: (1) doanh nghiệp và hiệp hội không quan tâm đến việc có tồn tại hay không tồn tại một đạo luật
về cạnh tranh; (2) doanh nghiệp và hiệp hội không có điều kiện tiếp cận với Luật Cạnh tranh. Phân tích kết quả phỏng vấn chi tiết hơn cho thấy: trong số những doanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh thì chủ yếu là do cán bộ của họ được giới thiệu trong nhà trường (chiếm đến 96,6%); kế đó là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (7,9%); tiếp theo là hình thức tự tìm hiểu (3,6%); tiếp theo nữa là thông qua các câu lạc bộ hoặc diễn đàn doanh nghiệp (1,7%) và cuối cùng là thông qua hình thức tập huấn bởi cơ quan nhà nước (1,1%).
Thực tế trên bước đầu cho phép rút ra một nhận xét rằng số doanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh vốn đã rất ít; trong số tỷ lệ ít ỏi đó họ chủ yếu biết qua con đường được học trong giảng đường đại học. Ở đây phải nói đến vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, phải chăng doanh nghiệp chưa quan tâm khi chưa có “va chạm lợi ích” cụ thể của họ? Và “văn hoá” sử dụng công cụ Luật cạnh tranh như là 1 phương tiện bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp còn chưa được hình thành?
Điều này càng được thể hiện qua những trao đổi rất “sơ khai” của doanh nghiệp và hiệp hội trong cuộc hội thảo “VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH” do VCAD phối hợp với JICA tổ chức tại Hà Nội ngày 03/3/2009. Đặc biệt, sự “lỗ mỗ” trong nhận thức của cộng đồng về Luật Cạnh tranh còn được thể hiện trong những bình luận thiếu chính xác về những quy định và về những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trong những bài viết được đăng trên các phương tiện truyền thông sau đó.
Những bất cập từ thực tế trên đặt ra yêu cầu gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và cộng đồng trong thời gian tới dưới nhiều hình thức. Nhờ đó, kiến thức về pháp luật cạnh tranh của cộng đồng xã hội được từng bước nâng lên để doanh nghiệp và hiệp hội một mặt tránh những vi phạm Luật do thiếu hiểu biết, mặt khác sử dụng Luật Cạnh tranh như một công cụ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mình.
3.DOWNLOAD:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét