Từ Blogger đến Twitter
Biểu tượng chú cá voi bị nạn vẫn xuất hiện trên trang mạng này, nhưng không thường xuyên như trước. Có một sự thay đổi quan trọng, hiện tại Twitter bán quảng cáo cho các công ty như Starbucks, Ford và Microsoft.
Những quảng cáo có thể xuất hiện trên Twitter giống như những bài viết đươc tài trợ, hoặc có mặt trong danh sách những topic mới nhất của Twitter hay trong những bài nên đọc mà Twitter giới thiệu với người sử dụng. Costolo là người đi đầu trong những sáng kiến này.
Cuối cùng Twitter cũng đã thuê một trưởng phòng tuyển dụng chịu trách nhiệm giải quyết những nhiệm vụ tuy bìnthường nhưng rất quan trọng trong một công ty lớn như nguồn nhân lực, tiền lương và đảm bảo rằng tất cả các cổ đông đều đeo lôgô hình chú chim xanh.
Một chiếc bảng trắng đặt cạnh bàn làm việc của các giám đốc điều hành liệt kê những dòng chữ cần phải ghi nhớ như “cam kết”, “đầu tư” và “đầu cơ.”
Williams và đồng nghiệp của anh không so sánh Twitter như một cây kem nữa. Họ miêu tả nó như một mạng thông tin chứ không phải là một công cụ xã hội, và coi nó là một cách giao tiếp và cập nhật thông tin cần thiết giữa mọi người.
Nhưng mặc dù các giám đốc của Twitter nói cuối cùng thì họ cũng ngoi được lên mặt nước, Williams vẫn miêu tả công ty như một cậu học sinh lớp 6 cao 6 mét - công ty này vẫn chưa trưởng thành, mặc dù quy mô công ty khá lớn và mọi người đánh giá cao nó.
Anh nói Twitter có một nhóm làm việc có khả năng nhận ra những tham vọng của công ty – một nhân vật đến từ Thung Lũng Silicon muốn chứng minh một điều gì đó và đang cần học hỏi rất nhiều về kinh doanh tiết lộ.
Evan Williams lớn lên trong một trang trại ở Nebraska, cách thành phố Lincoln 90 dặm, anh nói. Và nơi này không phù hợp với anh ấy.
“Anh của tôi là một chàng trai vùng Nebraska tài giỏi - ngôi sao đá bóng trong trường đại học, và là chủ tịch hội đồng sinh viên, thường hay đi săn cùng bố tôi nữa,” anh nói. “Tôi không cảm thấy đó là ngôi nhà của mình.”
|
Williams - ông chủ của Twitter (ảnh theage) |
“Tôi có một khát khao tạo ra mọi thứ, trở nên độc lập và chứng minh được bản thân mình, điều này khiến tôi phải chối bỏ nghĩa vu, nhưng không bao giờ theo một cách nổi loạn nào đó,” anh nói thêm. “Nó giống như kiểu ‘Tôi sẽ chỉ cho bạn bằng cách tự tôi làm.’” Williams bỏ học trường University of Nebraska và bắt đầu kinh doanh ở Lincoln, công ty của ông được bố đầu tư vốn, chuyên thiết kế trang mạng điện tử cho các công ty địa phương và ghi đĩa CD-ROMS những trận đấu bóng ở Nebraska và cung cấp dịch vụ Internet.
Nhưng sự thật là, trong số nhiều lý do khác nhau, một lý do chính là CD-ROMS không được những cổ động viên bóng đá sử dụng và ưa chuộng. Chính vì vậy, công ty đã ngừng hoạt động. Đây trở thành thất bại đầu tiên của Williams, anh ấy không thể trả lại vốn đầu tư cho bố.
Williams đã nghiền ngẫm những bài báo trong tạp trí Wired, và Californisa hiện lên trong trí tưởng tượng của anh là một nơi anh thực sự trở thành một doanh nhân thành công với công ty riêng của mình. Anh đặt chân tới miền Tây năm 1997, làm nhân viên quảng cáo ở O’Reilly Media, một nhà xuất bản công nghệ ở Sebastopol, California.
“Ev đã rất nản chí, và anh ấy đã từng nghĩ rằng sẽ làm mọi thứ khác hẳn và tốt hơn bình thường,” Tim O’Reilly nhớ lại, ông là người sáng lập ra nhà xuất bản này. “Anh ấy ít khi tỏ thái độ, đầu anh ấy là một vi mạch, nhưng vi mạch n ày lúc nào cũng hoạt động tốt.”
William rời O’Reilly sau 7 tháng làm việc - “Tôi không giỏi hợp tác với mọi người”, anh nói. Tháng 1/1999, tại đỉnh điểm bong bóng của nghành công nghệ thông tin, anh bắt đầu mở công ty thứ hai - Pyra Labs - với bạn gái cũ của anh, Meg Hourihan. Paul Bausch, bạn gái thời trung học cũng sớm tham gia công ty với anh sau đó.
Pyra thiết kế công cụ quản lý dự án trên mạng nhưng sớm phát hiện ra một cơ hội khác: một công cụ cho phép người sử dụng dễ dàng đăng bài viết, hình ảnh trên blog cá nhân. Công ty đổi tên thành Blogger, một trong những dịch vụ web đầu tiên tự đông đăng bài trên blog.
Không lâu sau đó, bong bóng công nghệ vỡ tung, Blogger thiếu vốn. Williams nói với 5 nhân viên của ông, trong đó có Hourihan và Bausch rằng anh không thể trả lương cho họ và anh sẽ tự quản lý công ty một mình.
Sáu tháng sau, tháng Sáu/2001, Blogger bắt đầu thu được lợi nhuận bằng cách tính phí quảng cáo, và Williams đã có đủ chi phí để thuê nhân viên mới. Năm 2003, Google đã mua lại Blogger.
Nhiều người từng làm việc cho công ty nói họ không thể kiếm tiền từ việc kinh doanh của công ty bởi Williams không bao giờ đệ trình báo cáo phân phối cổ phần công ty. Williams nói họ không làm việc với công ty lâu dài nên họ không cần phải mua cổ phần công ty.
Một số người có cách nhìn khác về cách quản lý Blogger của Williams.
“Tôi không nghĩ anh ấy quan tâm tới những người giúp anh ấy có được vị trí đó,” Hourihan nói, chị đã giúp công ty kiếm được hàng triệu đôla từ kinh doanh.
“Đây là một sự thật cay đắng, một điều đáng sợ, và là một khó khăn. Anh ấy không phải là một tổng giám đốc điều hành quan tâm tới vật chất. Đó không phải là thế mạnh của anh ấy. Tốt hơn hết, anh ấy nên là một nhà sáng chế, anh ấy chỉ giỏi đề xuất ra những ý tưởng thú vị.”
Williams nói những nhà kinh doanh thành đạt đều có những đối thủ trên đường đua. Nhưng anh ấy cũng nói anh ấy học được bài học kinh nghiệm từ Blogger.
“Tôi đã có gắng làm mọi thứ một mình khi chúng tôi trải qua những thời điểm khó khăn,” anh nói. “Khi chỉ có mình tôi, tôi thấy thoải mái, tôi nghĩ đó là một dấu hiệu của sự thất bại khi tôi phải làm việc với mọi người.”
Thay đổi thế giới, xây dựng công ty và vui chơi giải trí
Năm 2004, William rời Google, nơi mà anh vẫn tham gia quản lý Blogger sau khi nó bị mua lại, và có kế hoạch nghỉ ngơi. Thay vào đó, anh bắt đầu làm việc với Odeo với người hàng xóm Noah Glass. Một năm sau đó, anh lại thấy mình trong cương vị quản lý một công ty.
Williams không hợp với mô hình Thung Lũng Silicon. Anh ấy thoải mái với bản thân, thích tiệc tùng và hài hước với những cuộc gặp gỡ nho nhỏ, nhưng anh ấy có vẻ trầm lặng giữa đám đông và vừa ghét vừa yêu sự nổi tiếng mới được phát hiện của mình.
Hiện tại, với những lời mời tham gia diễn đàn Davos, và lễ trao giải Grammys, anh xuất hiện trong trang phục quần jeans, áo phông in hình chú chim và áo khoác có mũ - chỉ có thế là vì anh ấy để quên hành lý trong chuyến bay tới Switzerland.
Năm trước, khi vợ của anh, Sara Morishige Williams, chuyển dạ và thông báo điều này trênTwitter, CNN đã công bố tin này và bức ảnh của chị đang nằm trong bệnh viện.
(Ảnh Topnews) |
Nhưng Williams rất ít khi thông báo tin cá nhân cho 1,3 triệu người đang quan sát được biết. Những ngón tay của anh tỏ ra lúng túng khi nói chuyện, tay mân mê móc chìa khóa hay bẻ vụn những cây tăm khi ở quán bar. Nhân viên đưa cho anh một cốc nước, và một cốc cà phê trấn an anh trước khi anh ấy xuất hiện trước công chúng. “Thông thường trong một gian phòng có năm người tham gia thảo luận, anh ấy thường nói ít nhất nhưng khi anh ấy lên tiếng, tất cả mọi người đều lắng nghe rất chăm chú, đó là điều quan trọng,” Kaplan, bạn anh nói.
Trong kinh doanh, tính cách này rất có lợi. Năm 2008, Facebook cố gắng mua lại Twitter, và những chuyên gia tài chính hỏi William rằng liệu anh có muốn bán không. Anh nói anh muốn gác chuyện này lại và ngày hôm sau anh gửi một bức thư khá dài giải thích tại sao anh ấy muốn Twitter độc lập với Facebook.
“Tính kiên nhẫn của anh cực kỳ hiệu quả,” Bijan Sabet nói, anh là thành viên hội đồng quản trị và là cổ đông của Spark Capital, công ty đầu tư vào Twitter.
“Nó không phải là một bức thư hời hợt mà nó rất có ý nghĩa - bạn sẽ thành công khi bạn biết được khi nào và tại sao bạn vẫn còn quá nhiều việc để làm. Điều đó truyền cảm hứng cho bạn.”
Nhưng những người khác lại có cách nhìn khác. “Làm việc với Wiliams rất khó bởi anh cần rất nhiều thời gian để đưa ra một quyết định cuối cùng về sản phẩm,” một tổng giám đốc điều hành của một công ty mạng xã hội ở Thung lũng Silicon nói.
Người này yêu cầu giấu tên bởi công ty đang làm ăn với Twitter. “Mọi thứ đã thay đổi khi Dick quản lý công ty. Anh ấy suy nghĩ có lý, và biết cách biến mọi thứ thành hiện thực.”
Theo William, chia sẻ quyền quản lý với Dick Costolo, một đồng nghiệp khó ưa và làm việc không ngừng nghỉ, là một dấu hiệu thành công. Sau sự thất bại khi phải làm việc nhóm, Williams nói anh ấy biết cách biến mình thành một thành viên của nhóm.
“Dick nhiều năng lượng và luôn tập trung cao độ vào những việc khẩn cấp, còn tôi thì có xu hướng rất trầm ngâm,” anh nói. “Điểm yếu của tôi là ra quyết định quá lâu còn anh ấy thì lại quá vội vàng.” Những chi tiết cồng kềnh trong việc điều hành Twitter hiện nay đang đổ lên vai Costolo.
Anh nói rằng, thách thức lớn nhất của anh là phải đảm bảo rằng ở các nước khác như Nhật, Hàn Quốc và Brazil, nơi mà Twitter đang phát triển mạnh, công ty tránh được những sai sót trong quản lỳ đã từng xảy ra ở Mỹ.
Điều này có nghĩa là ngay từ đẩu phải quảng cáo Twitter là một mạng thông tin, chứ không phải là một mạng xã hội; có đủ sức tính điện tử, bán được nhiều quảng cáo ở những nước này. Twitter cũng phải chứng tỏ rằng công ty có thể kinh doanh quảng cáo ở Mỹ.
Trong khi đó, công ty đang cố gắng tránh tình trạng quan liêu hiện làm suy yếu các công ty lớn. Chủ đề này khá quan trong với Williams, anh ấy nói anh mở nhiều công ty bởi anh không muốn thay đổi bản thân cho phù hợp với tổ chức.
Những giám đốc của Twitter đã thảo luận về con số Dunbar - thông thường một người thường có mối quan hệ tốt với 150 người. Một công ty muốn đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng ngày càng lớn, và rộng hơn là nhu cầu tương tác giữa những người sử dụng Twitter sẽ cố gắng đạt được con số này.
“Tôi chưa bao giờ thấy một công ty nào lại ra sức tránh con số Dunbar đến vậy,” Adam Bain nói, anh vừa ra nhập Twitter từ một Công ty Tin tức thu lợi nhuận hàng đầu thế giới. “Bạn có thể nghĩ là Ev đã lên kế hoạch từ trước rồi.”
Mỗi lần nhân viên đăng nhập vào máy tính của họ, họ sẽ nhìn thấy một bức ảnh của đồng nghiệp, với những gợi ý, và danh sách những sở thích giúp bạn phải xác định được đồng nghiệp đó là ai. Những ghi chép từ các cuộc họp được đăng lên cho tất cả nhân viên trong công ty.
Trong buổi nói chuyện với những nhân viên mới mùa xuân năm trước, Williams nói "Twitter có ba mục tiêu: thay đổi thế giới, xây dựng công ty và vui chơi giải trí. Bạn có thể thành công bằng việc xây dựng một công ty và nhiều công ty đã thành công như thế. Nhưng chúng ta sẽ không coi đó là thành công nếu không đạt được cả ba mục tiêu này”.
Theo vef.vn