Dịch Vụ Bất Động Sản

Dịch vụ môi giới Bất động sản: Nhận ký gửi, ủy thác, quản lý bất động sản,môi giới mua, bán, thuê và cho thuê bất động sản. Chỉ thu phí dịch vụ khi giao dịch thành công, với mức phí hợp lý.

Dịch vụ tư vấn Bất động sản

Tư vấn hoàn toàn miễn phí các thủ tục mua bán và các thủ tục khác liên quan đến giao dịch Bất động sản;.

Dịch vụ làm thủ tục hồ sơ pháp lý

Nhận làm dịch vụ thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (sổ đỏ)

Dịch vụ quảng cáo bất động sản

Quảng cáo, đăng tin mua bán nhà đất theo yêu cầu của khách hàng..

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Hướng dẫn thêm nút Google Buzz vào Blogspot/Blogger.com

Google Buzz là mạng xã hội mới được tích hợp trong hòm thư Gmail của bạn. Dưới “bàn tay” của Google, mình nghĩ Google Buzz sẽ thành công và rất có khả năng vượt qua Twitter trong tương lai không xa.
Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về mạng xã hội Non -Trẻ – Khỏe này, bạn có thể đọc thêm ở:
Còn bài này, mình muốn hướng dẫn các bạn: “Chèn nút Google Buzz vào blog trên nền Blogspot/Blogger.com“. Bạn nào dùng Wordpress thì có thể tham khảo ở đây

Chú ý: Trước khi chỉnh sửa Template, bạn nhớ Save lại một bản dự phòng, bằng cách nhấn vào ‘Download Full Template‘ trong trang ‘Edit HTML‘ thuộc cửa sổ ‘Layout
1. Vào Blogger Layout pageEdit HTML – và click ô Expand Widget Templates
2. Nhấn Ctrl+F và tìm:


1
3. Chèn ngay phía trên dòng vừa tìm được đoạn code sau:
1


2


3
Buzz This


4


5



Chú ý: Trong trường hợp Blog của bạn đã cài chức năng Read More/Expandable Post Summaries, thì hãy chèn code trên vào bên trên đoạn data:post.body thứ 2 tìm được.
4. PreviewSave lại. Bạn sẽ thấy nút Google Buzz bên phải, dưới Title bài viết.
Happy Buzzing!

Theo Blogminhmeo

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Trang điểm mắt cho teen


Make up mắt là bước cực kì quan trọng để tạo điểm nhấn cho khuôn mặt. Đừng vì vội mà các bạn bỏ qua bước make up cho mắt nhé! Chỉ cần qua một vài bước là bạn đã có xì-tai mắt cực kì long lanh và thu hút rồi đấy. Hãy thử 2 xì-tai make-up xì-kul và nổi bật, cực kì thích hợp khi bạn diện váy hay áo dài để tung tăng dạo phố đấy!

Concept and make-up: Misskhue 24 Nguyễn Đình Chiểu, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
Camera-man: Duy Anh
Model: Phương MítDirector: Ann Panda

Nguồn kenh14: 2 style make up mắt xì-kul cho teengirl
Đầu tiên là xì-tai make-up mắt xám ánh nâu nhìn rất tự nhiên, trong sáng, cá tính được cực kì nhiều star bồ kết. Với style make up này, mắt bạn nhìn sẽ sâu và quyến rũ hơn đấy.


Nếu bạn thích xì-tai make up mắt rực rỡ hơn thì hãy thử chọn 2 tone màu vàng, xanh để cho "biến hóa" xì-tai và tạo điểm nhấn cho mắt của mình. Xì-tai make up này rất thích hợp cho những buổi tối dạo chơi hay party cùng bạn bè.

Nào hãy chuẩn bị màu mắt, kem dưỡng mắt, masscara...vv.. để "hô biến" xì-tai cho mắt thêm rực rỡ nhé! Giờ thì bắt tay vào làm ngay thôi:

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Trang điểm cho gương mặt tươi tắn



Chỉ qua vài bước đơn giản là bạn có thể "hô biến" cho gương mặt nhợt nhạt, mệt mỏi của mình trở nên cực kì tươi tắn, dễ thương đấy. Còn chần chừ gì mà không thử nhỉ?


Sau một ngày đi học; đi làm... chạy "đôn đáo" ngoài đường hay buổi sáng ngủ dậy sau một đêm thức khuya, hầu như trên gương mặt ai cũng hiện rõ những nét mệt mỏi và nhợt nhạt.

Nếu bạn không có nhiều thời gian để make-up tỉ mỉ cho khuôn mặt của mình thì hãy thử cách make-up đơn giản dưới đây nhé! Một chút sắc hồng tươi sẽ giúp cho khuôn mặt của bạn trở nên tươi tắn và đáng yêu hơn rất nhiều. Chỉ qua vài bước đơn giản là bạn đã có thể tự tin để xuống phố, dạo chơi cùng bạn bè rồi.
Chỉ qua vài bước đơn giản là gương mặt của bạn sẽ trở nên tươi tắn hơn rất nhiều
Giờ thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay nhỉ? Cực đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả đấy!
 

5 kỹ năng cần biết nơi công sở


Bạn cảm thấy hình như các đồng nghiệp khác của mình thăng tiến nhanh hơn hay dành được nhiều quan tâm hơn? Vậy thì đã đến lúc cần tìm hiểu xem họ biết những điều gì bạn chưa biết.

Đúng là trong môi trường việc làm hiện nay, bằng cấp và chứng chỉ là rất cần thiết song có một số những kỹ năng mềm quan trọng mà để thành công trong môi trường công sở bạn không thể không biết tới. 1. Không chuyện gẫu nơi công sở
Tán gẫu về những cậu bé, cô bé tham gia chương trình Việt Nam Idol sẽ là một đề tài thú vị vô hại song sẽ là một việc hoàn toàn khác nếu bạn xì xào với nhau về mối quan hệ của sếp với một cô nhân viên mới nào đó. Tracy Miracle, nhà báo cao cấp của Candlewick Press cho rằng: “Buôn dưa lê không những là cách thể hiện bản thân thiếu chuyên nghiệp nhất mà thêm nữa, bạn sẽ không bao giờ biết được ai sẽ là người nghe câu chuyện của bạn. Mối quan hệ trong công sở rất hẹp và thiện chí của người khác dành cho bạn cũng có thể thay đổi rất mau”.
Để tránh những cuộc trò chuyện gẫu như thế hiệu quả, Cindy Pomeroy, giám đốc quản trị của hãng Ernst & Young khuyên bạn nên biết cách “lái” cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác: “Tham gia vào những cuộc tán gẫu chính là lộ trình nhanh nhất khiến bạn trở thành người không thể tin tưởng khi ai đó muốn trao đổi những thông tin bí mật”.
2. Biết cách làm nổi bật mình trong công việc
Ngay cả những thành tích nhỏ nhất cũng sẽ được tính đến, song người lãnh đạo sẽ không thể biết hết khả năng của bạn trừ khi bạn thể hiện chúng thành lời. Carrie Addington, chuyên gia cao cấp của Addinton Writers ủng hộ việc tự quảng bá bản thân mà không gây điều gì ầm ĩ thái quá: “Bạn có thể gửi cho sếp của mình những ý tưởng qua email hoặc gặp riêng trao đổi, hãy nhớ trong khi thu hút sự chú ý của sếp với những thành công của mình, bạn đừng quên tôn vinh các đóng góp của đồng nghiệp khác”.
Để “toả sáng” hơn nữa sau giờ làm việc, Steve Fratantaro, chuyên gia phân tích hệ thống cao cấp của Đại học New York cho rằng nên tận dụng tính năng thông báo thời gian gửi đi của email. Bạn có thể đề xuất những giải pháp hoặc yêu cầu được gặp sếp qua một email được gửi từ nhà: “Sếp của bạn sẽ chẳng cần biết rằng có thể ý tưởng đó bạn đã nghĩ ra từ 6 giờ trước đó khi bạn đang làm việc mà ông ấy chỉ quan tâm tới chuyện, bạn đã gửi bức email đó từ nhà, trong thời gian nghỉ ngơi của bạn”.
3. Dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm
Trót làm đổ nước ngọt lên ghế ở phòng khách? Làm hỏng bản báo cáo công việc? Quên không tắt máy lạnh sau khi về cuối cùng trong ngày làm việc hôm trước?.v.v. Trong trường hợp nào bạn cũng muốn được nói lời thanh minh cho những sơ suất của mình nhưng Christina Donaghy, chuyên gia dự án IT của United Way lại rút ra được kinh nghiệm quý báu từ những điều đó là, tốt nhất bạn hãy dũng cảm thừa nhận những lỗi lầm không thể xoá bỏ được.
“Những lúc đó tôi cảm thấy thật bất công và ghê tởm song tôi hiểu mọi việc với mình sẽ còn tồi tệh ơn nếu sếp của tôi sẽ có phản ứng dữ dội với những sai lầm đó. Điều này thể hiện mức độ trưởng thành trong công việc của bạn và khắc nghiệt hơn khi cách duy nhất để phát triển kỹ năng này chính là bạn hãy mắc một lỗi lầm đầu tiên”. Dũng cảm thừa nhận sai lầm, bạn sẽ được tôn trọn và giảm thiểu stress trong môi trường công sở.
4. Cẩn trọng trong các mối quan hệ giao tế cùng đồng nghiệp ngoài giờ làm
Khi làm việc theo giờ hành chính, phần lớn thời gian của bạn dành cho công ty và những người đồng nghiệp ở đó. Do vậy, việc bạn gây dựng tình bạn với những người có chung quan điểm là điều dễ hiểu, cũng rất tự nhiên thôi khi đôi lúc bạn muốn đi chơi cùng với những người bạn đó ngoài giờ làm việc: “Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là thăng tiến, trong suy nghĩ bạn cần phải vạch sẵn một ranh giới thân mật giữa mình và những người có thể sau này bạn sẽ là cấp trên của họ”.
Ngay cả khi sếp mời bạn tham gia một sự kiện vui vẻ nào đó thì cũng không nên quá cợt nhả: “Các hành vi ngoài công sở của bạn cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những mối quan hệ của bạn tại công ty”, vì vậy bạn cần thật cẩn trọng khi hành xử.
5. Đừng đánh giá thấp những điều nhỏ nhặt
Có thể bạn cho rằng những công việc vặt vãnh chỉ thích hợp với những sinh viên thực tập song nếu chỉ vì bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý thì cũng không có nghĩa bạn sẽ “thoát ly” triệt để với những thao thác đơn giản kiểu như cắt, dán hay pha một tách cà phê: “Đừng bao giờ phàn nàn vì phải làm những công việc văn phòng mà bạn cho rằng chúng dưới tầm của bạn, ngay cả các tổng giám đốc cấp cao đôi khi cũng phải tự phô tô lấy tài liệu cho mình đấy thôi”.

Kỹ năng giao tiếp trong công sở



Với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp. Theo nhiều kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không phải do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp với cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói cùng thứ tiếng và có chung một nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau là một bí quyết để thành công khi giao tiếp nơi công sở.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp ở nơi làm việc:
Chú ý vào "nội dung trao đổi" chứ không phải "người phát ngôn"

Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt. Nếu bạn đã có thành kiến về một đồng nghiệp thì bạn thường không chịu chú ý lắng nghe thông tin mà họ chia sẻ.

Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối thoại qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện. Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận thông tin của họ hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng "quan trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai"!

"Tại sao" chứ không chỉ là "cái gì"?

Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ và tìm hiểu vì sao người ta trao đổi vấn đề đó với bạn. Ví dụ: sếp bạn ra thông báo kể từ đầu năm nay, công ty áp dụng giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ đến 9 giờ và không quá 9 giờ. Nếu chỉ chăm chăm vào nội dung thông tin, bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng nếu tự đặt câu hỏi "tại sao" bạn sẽ hiểu thêm và thấy được lợi ích của quy định này. Giờ làm việc như vậy sẽ giúp bạn linh động về thời gian làm việc hơn và thử nghĩ xem, lỡ có bị kẹt xe thì bạn cũng sẽ tránh được việc đi làm trễ giờ.

Lắng nghe rồi mới đánh giá


Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan điểm của người phát ngôn trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.

Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được

Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.

Thông tin đơn giản và dễ hiểu

Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp.

Tiếp nhận phản hồi

Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.

Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau

Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn.

Lưu ý cấp bậc trong giao tiếp

Bạn cũng nên chú ý thêm yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng giao tiếp. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng: nếu nói chuyện với cấp trên, bạn nên làm rõ các điểm, ý chính, trao đổi chính xác và chú ý lắng nghe/ghi chép những nhận xét của cấp trên. Còn nếu bạn nói chuyện với cấp dưới, luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và đừng quên hỏi nhân viên cấp dưới xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vấn đề đó.ới các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.

Những thói quen dễ gây ra sỏi thận



Thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi
Tại sao đa phần dân văn phòng bị sỏi thận? Theo các chuyên gia y tế, ngoài sự căng thẳng, bận rộn, 4 thói quen sau đây chính là “ hung thủ”.
1. Không ăn bữa sáng

Nguyên nhân khiến dân văn phòng “lười” ăn sáng có khá nhiều. Có người là do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận.

Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.

Kế sách phòng chống: Không nên vì một lý do nào mà bỏ bữa sáng. Ăn bữa sáng cũng không mất nhiều thời gian, cũng không làm cho bạn lên cân, kể cả những bữa sáng đơn giản như sữa, bánh mỳ…thì cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận.

2. Không thích uống nước

Không ít dân văn phòng ngại uống nước hoặc có uống thì không đủ lượng. Và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Kế sách phòng chống: Uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.

3. Không thích vận động

Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Đặc tính công việc của dân văn phòng là thời gian ngồi khá dài, vận động ít, sau khi tan tầm rất nhiều người cũng không thích vận động. Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

Kế sách phòng chống: tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.

4. Ăn quá nhiều dầu mỡ

Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

Kế sách phòng chống: “Quản lý” miệng, hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao,ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv. Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen vv.
Nguồn: Dân Trí

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Bán hàng trực tuyến: Hướng đi cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam trong suy thoái


“Trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc phát triển kênh trực tuyến vừa giúp doanh nghiệp tăng thêm doanh số bán hàng nhờ thêm khách hàng mới, vừa tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên, giúp doanh nghiệp có thời gian tiếp cận những ưu khuyết của việc bán hàng trực tuyến, điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân lực và vật lực cho vài năm tới, khi thương mại điện tử bùng nổ. Cũng giống như một mũi tên đạt được hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng, vừa đón đầu tương lai”
Bán hàng qua mạng Internet được gọi là bán hàng trực tuyến. Dù chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm giữa của thập niên 1990 nhờ vào công nghệ Internet, việc bán hàng trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ và gần như đã phủ mọi ngành hàng.
Miếng bánh hấp dẫn:
Trong vòng khoảng hơn 10 năm, có những công ty đã phát triển từ những trang web bán lẻ lên thành những tập đoàn bán lẻ trực tuyến với giá trị thị trường hơn cả những tập đoàn bán lẻ truyền thống có lịch sử lâu đời.
Tập đoàn Amazon.com khởi sự bán sách qua mạng năm 1995, không có cửa hàng truyền thống nào cả, hoàn toàn bán hàng trực tuyến, giá trị thị trường hiện nay là khoảng 35 tỉ đô la, gấp hơn 20 lần so với giá trị thị trường của Barnes & Nobles (chỉ khoảng 1,5 tỉ đô la), dù Barnes & Nobles là tập đoàn bán sách có tuổi đời gần 100 năm, với gần 800 cửa hàng sách khắp nước Mỹ.
Tại Việt Nam, kênh trực tuyến dù phủ khá nhiều ngành hàng: điện máy, điện thoại di động, sách, mỹ phẩm, ngân hàng, vé máy bay….nhưng đa phần chưa thực hiện hết chức năng mà hiện nay chủ yếu được sử dụng làm kênh marketing hơn là bán hàng.
Điều này cũng dễ hiểu khi mà hệ thống thanh toán ở Việt Nam chưa hỗ trợ cho việc thanh toán trực tuyến (theo thống kê của VISA, mới chỉ có 1% dân số VN có thẻ tín dụng và theo công bố của NH Nhà Nước tháng 3/2008, 10% dân số VN có tài khoản), và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam chưa quen với việc mua hàng mà không cần nhìn, ngắm hoặc kiểm tra món hàng trước.
Tâm lý này rất khó thay đổi khi mà ở Việt Nam, niềm tin giữa người tiêu dùng và nhà bán lẻ chưa cao. Lấy ví dụ một chuyện, người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi trả hàng khi không vừa ý. Rất ít nhà bán lẻ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ đổi trả hàng không cần lí do trong vòng thời hạn nhất định sau khi mua hàng, một quy định rất phổ biến tại các nước đã phát triển.
Tuy nhiên, với khoảng 19 triệu người đang sử dụng internet (con số này dự báo sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam năm 2008), về lâu dài, ngành bán hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt như các nước Mỹ, Nhật, và châu Âu đã trải qua (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến hiện nay khoảng 19.5 tỉ bảng , chiếm 7% tổng doanh số bán lẻ theo Verdict Research).
Vì thế, việc tham gia đầu tư kênh bán hàng trực tuyến là hướng đi tất yếu cho mỗi doanh nghiệp, nếu không muốn bị mất phần trong miếng bánh khá hấp dẫn này.
Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc phát triển kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng nhờ thêm khách hàng mới mà kênh truyền thống không tiếp cận được (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến trong năm 2008 vẫn tăng 32%, trong khi doanh số kênh phân phối truyền thống chỉ tăng 1.2%), vừa giúp doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên các bộ phận đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái, có thời gian tiếp cận những ưu khuyết của việc bán hàng trực tuyến, điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân sự và chuyên môn cho vài năm tới, khi thương mại điện tử bùng nổ. Việc đầu tư kênh bán hàng trực tuyến vào thời điểm này có thể coi như một mũi tên đạt được hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng, vừa đón đầu tương lai.
Giảm gánh nặng chi phí
Những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, sau thời gian mở rông quá nhanh và quá nóng trong năm 2007, hiện đang chịu áp lực khá lớn về chi phí mặt bằng và nhân sự, có doanh nghiệp đã phải đóng bớt cửa hàng. Kênh bán hàng trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí. Thứ nhất, với cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp có thể cập nhật giá cả và các thông tin khác liên tục, không giống như việc in ấn catalogue giấy truyền thống đã in ra thì không thay đổi được.
Việc này giúp công ty vừa giảm chi phí in ấn, vừa thể hiện cho khách hàng thấy tính năng động, luôn theo sát sự thay đổi của thị trường và động thái của các đối thủ cạnh tranh. Thông tin hàng hóa luôn được cập nhật sẽ giúp đội ngũ bán hàng hiệu quả hơn trong việc giới thiệu và chào hàng. Thứ hai, cửa hàng truyền thống thường bị giới hạn về diện tích, quầy kệ trưng bày hàng trong khi với cửa hàng trực tuyến, công ty có thể giới thiệu tất cả các loại sản phẩm mà không lo ngại hết chỗ.
Điều này thể hiện rõ nhất ở ngành bán sách, nơi mà các cửa hàng sách ngày càng bị cạnh tranh từ các cửa hàng trực tuyến. Giá trị gia tăng của các cửa hàng trực tuyến là họ có thể chứa mọi đầu sách, kể cả những đầu sách rất kén đọc giả trong khi các cửa hàng truyền thống, do áp lực về mặt bằng, thường chỉ trưng bày những đầu sách bán chạy. Hơn thế nữa, vào cửa hàng sách trực tuyến, khách hàng có thể tham khảo những lời bình luận về cuốn sách mình quan tâm, điều mà cửa hàng truyền thống không thể cung cấp được
Ngoài ra, mở thêm kênh trực tuyến sẽ giúp nâng cao chất lương dịch vụ cho khách hàng thông qua việc hiểu khách hàng hơn, từ đó có cách phục vụ thích hợp với từng khách hàng một. Hiểu khách hàng hơn nhờ sự thuận lợi của kênh trực tuyến trong việc thu thập thông tin về cá nhân khách hàng như email, địa chỉ, công việc, sở thích, lịch sử mua sắm…
Từ những thông tin này, doanh nghiệp có những chào hàng phù hợp từng khách, thay vì chào hàng giống nhau hàng loạt. Khách hàng là công ty rất đánh giá cao giá trị gia tăng này. Trang web bán hàng của tập đoàn văn phòng phẩm Office Depot (officedepot.com) cho phép nhân viên mua hàng của khách hàng khi vào officedepot.comquan sát được thông tin về tổng số tiền chi tiêu trong tháng, giới hạn được mua tùy theo chức vụ, nhân viên phòng mua hàng thì thấp hơn trưởng bộ phận mua hàng.
Điều này giúp khách hàng của OfficeDepot quản lý hiệu quả việc mua hàng của nhân viên. Ở lĩnh vực bán hàng cho khách lẻ, trang web của tập đoàn Amazon.com là một trong số rất ít trang web thực hiện việc cá nhân hoá cho từng khách hàng một cách xuất sắc.
Người dùng được Amazon.com giới thiệu những đầu sách cùng một chủ đề, những sách liên quan đến sở thích của khách hàng, và những đánh giá bình chọn của các độc giả khác. Điều này khiến khách hàng rất thích thú, nhờ có thêm nhiều lựa chọn phù hợp sở thích mình, mà Amazon thì vừa bán thêm được hàng, vừa được tiếng thấu hiểu khách hàng.
Sân chơi không của riêng ai
Sân chơi trực tuyến không chỉ dành cho các công ty lớn. Người dùng internet ngày càng có xu hướng dùng các công cụ tìm kiếm để tìm thông tin sản phẩm, dịch vụ và tìm đến trang web thông qua công cụ tìm kiếm. Các cửa hàng với sản phẩm chuyên dụng nếu biết cách tiếp thị trực tuyến hiệu quả sẽ tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình với chi phí thấp.
Các phương cách đang thông dụng hiện nay là sử dụng kỹ thuật tối ưu hoá công cụ tìm kiếm giúp trang web công ty hoặc sản phẩm công ty có được thứ cao ở trang kết quả tìm kiếm, hoặc sử dụng các phương cách quảng cáo trực tuyến như marketing liên kết, quảng cáo banner.
Vì phục vụ một số lượng khách hàng chuyên biệt, các cửa hàng có lợi thế hiểu rõ nhu cầu, tâm lý và hành vi của khách hàng, từ đó có chính sách chào hàng và chăm sóc khách hàng phù hợp.

Nguyên tắc vàng trong kinh doanh trực tuyến

Kinh doanh trực tuyến là một hình thức kinh doanh đặc thù, bạn sẽ không có niềm hạnh phúc được gặp mặt trực tiếp (face-to-face) với khách hàng của mình. Sự thành công của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn sử lý những câu hỏi hoặc thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của bạn như thế nào.
Sau đây là 5 nguyên tắc giúp bạn thực hiện thành công việc kinh doanh trực tuyến của mình:
1. Sự nhanh chóng:
Cho dù bạn đang ngập đầu với một đống câu hỏi và thắc mắc của khách hàng và có thể bạn đang cảm thấy gần như là kiệt sức trong việc trả lời; thì bạn hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trả lời họ càng nhanh càng tốt. Bởi vì nếu bạn càng chậm trễ trong việc trả lời thì khách hàng càng nhanh chóng chuyển sang tìm hiểu và mua hàng ở một nhà kinh doanh khác trên mạng. Có một cách rất tốt để giải quyết vấn đề này là bạn hãy cung cấp một trang FAQ (Frequently Asked Questions) giúp cho khách hàng có một sự hiểu biết tổng quát nhất về website và các sản phẩm – dịch vụ của bạn, qua đó giảm thiểu tối đa các câu hỏi của khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những khách hàng gửi cho bạn câu hỏi chỉ để chắc chắn rằng học đang giao dịch với “một người thực”. Khi đó bạn hãy trả lời họ theo đúng nguyên tắc “càng nhanh càng tốt”.
2. Sự lịch thiệp:
Đối với khách hàng trực tuyến. cho dù bạn không “nhìn vào mắt” họ, nhưng cách bạn sử dụng từ ngữ trong những thông điệp hay email của bạn cũng có ảnh hưởng rất mạnh đến thái độ của họ. Nếu một ai đó gửi cho bạn một bức thư bắt đầu với những từ ngữ gay gắt, hoặc họ viết rằng họ “không cảm thấy hạnh phúc khi sử dụng các sản phẩm của bạn” và họ muốn “trả lại” sản phẩm đó. Thì bạn hãy ngay lập tức và lịch sự thực hiện quá trình “trả lại” đó và đừng quên viết rằng bạn vô cùng lấy làm tiếc vì họ đã không cảm thấy hạnh phúc với sản phẩm của bạn. Sự lịch thiệp của bạn sẽ giúp cho khách hàng không cảm thấy “bức xúc” và có thể sẽ giúp cho bạn bán được nhiều hàng hơn trong tương lai. Bới vì họ càm thấy hài lòng với cách bạn giải quyết các rắc rối của họ.
3. Sự giúp đỡ:
Lý do tại sao bạn phải trả lời nhanh chóng và lịch sự các câu hỏi của khách hàng là vì có thể họ đang “khao khát” một điều gì đó. Và bạn cần cung cấp cho họ một cách thức giải quyết thỏa đáng. Sau khi đã trả lời các câu hỏi của khách hàng, không có gì là khó khăn nếu bạn hỏi họ thêm rằng liệu bạn còn có thể làm gì để giúp đỡ họ. Ví dụ như bạn hãy nêu cho họ một vài dịch vụ hoặc sản phẩm khác phù hợp hơn mà bạn có. Làm như vậy bạn đã thể hiện cho khách hàng rõ rằng Bạn thực sự muốn họ hài lòng với các sản phẩm hoặc dịch vụ của ban.
4. Sự chân thành:
Khi bạn trả lời những câu hỏi của khách hàng hay chỉ đơn giản là gửi một bức thư cảm ơn, bạn hãy cố gắng viết chúng với những từ ngữ chân thành nhất. Điều này sẽ tạo ra một tình cảm giữa bạn với khách hàng, khiến họ cảm thấy tin tưởng khi sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn.
5. Sự trung thực:
Trung thực về sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp là điều khách hàng nào cũng mong muốn. Bạn hãy đăng tải thật trung thực các thông tin liên quan đến sản phẩm – dịch vụ của mình và các điều khoản liên quan khác để khách hàng tham khảo. Điều này sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ nhất về sản phẩm – dịch vụ của bạn qua đó họ có thể đưa ra các quyết định mua nhanh chóng và chính xác.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn bạn nhớ rằng “trong một môi trường đầy cạnh tranh và cơ hội như hiện nay việc bạn đối xử tốt với khách hàng, đem lại sự thỏa mãn cho họ còn hơn cả việc bạn bán được cho họ một sản phẩm”.

E-marketing cách tiếp thị mới thân thiện mà hiệu quả

Hiện nay cứ mỗi giây, thế giới có thêm một trang blog. Với giới trẻ, đây như những trang… nhật ký điện tử, nhưng được chia sẻ cùng nhau trong thế giới internet! Ðể thu hút và giữ được nhiều người xem thì blog luôn phải cập nhật thông tin, sự kiện mới nhất ở lĩnh vực người đọc, người viết thông thạo, thích thú hoặc cộng đồng quan tâm.
Blog đang trở thành kênh “truyền thông” có ảnh hưởng ngày càng lớn đến cộng đồng. Chỉ riêng blogger.com có hơn 200.000 blog đang hoạt động với hơn 1 triệu người đang sử dụng. Mới trình làng ở Việt Nam hơn một năm nay, nhưng blog đã ngày càng thể hiện sức mạnh không chỉ ở con số các blog tăng lên vùn vụt mỗi ngày. Nhiều tin được đưa lên blog còn gây sốc và lan truyền với tốc độ nhanh chóng mặt. Xu hướng cung cấp những thông tin mang tính chất báo chí như trên của các blog Việt Nam cũng nằm trong trào lưu chung của blog thế giới. Blog cùng với báo chí và Internet đang được coi là những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu.
Theo một điều tra của Mỹ, cứ 5 bạn trẻ trong lứa tuổi từ 12 đến 17, có 1 người đang duy trì blog riêng. Blog hiện cũng không chỉ dành cho lớp trẻ mà đã mở rộng sang đủ mọi thành phần trong xã hội. Ngay đến báo giới cũng vào cuộc chơi này để giao lưu với độc giả, nhận ý kiến phản hồi nhanh cũng như thu hút tham gia các cuộc thi. Nay thì không chỉ có các cá nhân mà các công ty, cũng tự lập blog cho mình lấy đó làm nơi để tự giới thiệu về mình mà không tốn một xu tiền phí. Khi doanh nghiệp xây dựng được một blog hay, được nhiều người vào đọc thì sẽ thu lượm được những suy nghĩ phản hồi của người tiêu dùng, cùng các thông tin và xu hướng mới trong lĩnh vực liên quan. Một blog hấp dẫn thì người đọc sẽ muốn đọc đi đọc lại và chờ cái mới.
Bạn sẽ hỏi thế các website chính thức của DN thì sao? Xin thưa rằng từ khi blog xuất hiện thì dường như việc kết nối đến những website không còn tạo hấp dẫn đặc biệt với người đọc. Khi vào Internet xem các website, khách hàng thường băn khoăn liệu có nhận được phản hồi không? Việc này được giải tỏa bởi không kết nối nào sánh được với kết nối miễn phí qua các blog cho người đọc thỏa sức tìm và trao đổi thông tin.
Cộng đồng blog kết nối mỗi thành viên tới blog của họ, với blog người đọc ưa thích. Ưu thế của blog DN là ở chỗ nó tập hợp quan điểm của người đọc – khách hàng nhiều hơn, tác động đến người đọc một cách tình cảm, nhẹ nhàng và đáng tin hơn nhưng lại hiệu quả vì tạo hình ảnh DN thân thiện, không cứng nhắc, quan liêu, dễ dàng tiếp cận… Ðó là vì khi vào những blog, người ta có được cảm giác gần gũi. Những yếu tố riêng tư trên blog sẽ tạo ra nhiều sự tin tưởng hơn so với website chính thức của DN.
Ðiều các DN thấy được qua công việc kinh doanh là khách hàng chỉ và sẽ muốn mua hàng từ những công ty có phong cách riêng. Hơn nữa, trong việc mua bán, những lời truyền miệng, rỉ tai nhau về một sản phẩm nào đó thường có tính quyết định mua hay không. Giờ đây tham dự vào các trang blog, mọi người tìm kiếm ở những người khác những góp ý đối với hàng hóa sẽ mua. Ngược lại, DN bên cạnh việc tập hợp được ý kiến phản hồi lại cũng có thể tác động đến quyết định mua hay bán của người đọc blog…
Những nhân viên tiếp thị đã sử dụng blog như một công cụ hữu hiệu vì trong kinh doanh, sức mạnh số lượng thật khủng khiếp. Trong khi mỗi ngày, hàng tỷ con người vẫn đang tìm kiếm trên mạng!

20 cách bán hàng online hiệu quả


Buôn bán, trao đổi sản phẩm đang ngày càng khẳng định vị trí thống soái trên không gian ảo, khi mà mọi người đua nhau thiết lập các trang và bổ sung chức năng mua sắm trực tuyến trên trang web của mình.
Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn có thể đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng, nếu bạn biết cách xúc tiến hiệu quả.
Mới đây, chương trình cộng tác tại Amazon.com và những nhà bán lẻ trực tuyến khác đã được công bố. Chỉ bằng việc giới thiệu các khách ghé thăm trang web của bạn tới một quyển sách liên quan hay một sản phẩm nào đó trên Amazon.com, bạn đã có thể nhận hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua sắm nào của khách hàng này tại Amazon. Thành công của Amazon và nhiều công ty B2B khác đã khiến các nhà tư vấn kinh doanh trực tuyến không ít lần đưa ra lời khuyên rằng nếu có thể, hãy bán mọi thứ qua Internet. Song để bán được hàng, bạn cần có những chiến lược quảng bá thích hợp. Và 20 mật pháp dưới đây sẽ giúp bạn xúc tiến quảng bá hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả nhất:
Xúc tiến e-business ngoại tuyến.
1. Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.
2. Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.
3. Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá…. Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.
4. Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.
5. Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên.
6. Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.
7. Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn.
Xúc tiến e-bussiness trực tuyến.
8. Tận dụng và tối ưu hoá lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm thể hiện một cách tốt nhất hình ảnh trang web của bạn.
9. Nếu bạn muốn quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, bạn có thể khai thác hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, nơi bạn sẽ trả tiền để có một đoạn quảng cáo nhỏ xuất hiện khi ai đó tìm kiếm thông tin qua các từ khoá nhất định.
10. Tổ chức cuộc chơi để cho bất cứ ai đăng ký vào trang web của bạn hay đăng ký nhận các bản tin trong một thời gian nhất định sẽ có cơ hội giành được một vài món quà miễn phí.
11. Hàng tuần gửi đi các bản tin qua e-mail cho các thành viên đăng ký trang web của bạn, với nội dung là những lời khuyên và thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay công ty của họ. Bạn hãy nhớ để cho các đường dẫn quay về trang web của bạn.
12. Cung cấp một số nội dung miễn phí cho các trang web khác. Đây là hành động có lợi cho cả hai bên: Các trang khác sẽ có được những bài viết miễn phí để quảng bá hình ảnh, trong khi bạn sẽ có thêm nhiều người ghé thăm trang web từ đường link mà bạn cung cấp, đồng thời tạo ra hình ảnh một chuyên gia thực thụ.
13. Gửi qua e-mail các bản tin xúc tiến kinh doanh được soạn thảo chuyên nghiệp và có trọng tâm hướng đến khách hàng. Hãy dành thời gian quan tâm tới nội dung và hình thức của e-mail: Bạn cần thông qua e-mail để đem lại một giá trị nào đó cho khách hàng, đồng thời không để nó trở thành thư rác.
14. Đề nghị các trang web khác (không phải các trang web cạnh tranh) đặt đường link của họ trong trang web của bạn và, ngược lại, bạn cũng đặt đường link của bạn trên web của họ.
15. Liên kết chặt chẽ với cộng đồng web để hàng trăm trang web có đường dẫn tới trang web của công ty bạn. Việc đó sẽ thu hút thêm người truy cập từ những trang web khác nhau có các nội dung liên quan.
16. Chủ động tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận trực tuyến, và luôn ghi địa chỉ web trong phần chữ ký ở bên dưới. (Mặc dù vậy, đừng gắng sức quảng bá để bán hàng. Đa số các nhóm thảo luận đều không tán thành những hành vi như vậy và sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền cả nhóm).
17. Bất cứ khi nào một ai đó đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn trên trang web, hãy gửi kèm cho họ một bộ catalogue hoàn chỉnh để họ quay trở lại với trang web trong các lần tiếp theo.
18. Động viên những người ghé thăm trang web của bạn cho biết ý kiến về các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, qua đó giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến.
19. Bạn không biết chắc các khách hàng muốn gì? Hãy thử một vài cuộc thăm dò trực tuyến nhằm tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và quan điểm đánh giá của họ về trang web của bạn.
20. Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng yếu tố sáng tạo nào để mọi người nhắp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.
Có thể nói, sự xuất hiện của các hoạt động kinh doanh trực tuyến đem lại nhiều cơ hội mới cho cả công ty và các khách hàng nhờ những lợi thế mà không một phương thức kinh doanh nào khác có được, đó là tốc độ, sự thuận tiện và đơn giản. Giữa một “rừng” những cái tên công ty, trang web B2B, bạn phải thật sự nổi bật và được nhiều người biết đến và nhớ đến khi họ nghĩ đến hình thức mua bán trực tuyến. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nghĩ đến thành công thật sự trong không gian ảo này.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Hướng dẫn sử dụng Cool Edit Pro (thu âm chuyên nghiệp)


Bạn tải phần mềm tại đây
Chạy file cài cepsetup_4.exe
Sau đó chạy file Crack.exe + điền series
Bây giờ là một số hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng cool edit mà tớ góp nhặt được từ nhiều nguồn trên mạng và kinh nghiệm bản thân.


MỞ FILE NHẠC NỀN VÀ THU ÂM.

Mở Cool Edit, ta có giao diện sau :


Để chèn 1 đoạn nhạc nền, beat(nhạc nền) ... vào track nào, chỉ cần click phải vào ngay tại track đó, chọn Insert --> Wave from File ... Ở đây ví dụ chọn track 1 để làm nhạc nền, còn track 2 làm vocal, thì tại track 2, ta active chức năng Record bằng cách nhấn nút R màu đỏ. Sau đó nhấn nút Record bên dưới, là bắt đầu thu.



Sau khi thu xong, nếu đã vừa ý thì ko sao, còn nếu muốn tạo hiệu ứng, sửa đổi những đoạn chưa vừa ý, ta chuyển qua chế độ Edit View bằng cách nhấn nút màu trắng bên góc trái trên màn hình, hoặc đơn giản là double click lên đoạn sound ta cần edit.




Sau khi chuyển qua chế độ Edit, cần chọn một đoạn sound muốn chỉnh sửa, nếu ko chọn ta ko thể sử dụng menu Effect. Các Effect sử dụng hao hao nhau, nên chỉ nói trước 1 ví dụ về Remove Noise, các bạn tự tìm hiểu phần còn lại.



Trước khi Remove Noise, bạn cần chọn 1 đoạn sound mà bạn cho là noise để làm mẫu.
1- Effect -> Noise Reduction -> Noise Reduction , ta có cửa sổ Noise Reduction.
2- Nhấn nút Get Profile from Selection.
3- Nên chỉnh độ 45% thôi, nhìu quá sẽ hư cả tiếng thật.
Đó nhấn OK để nó làm thử, nếu bạn thấy đạt, ta chọn đọan sound cần remove rồi làm lại các bước trên, ngọai trừ việc lấy mẫu, bởi đã có rồi.
4- Nhấn nút để chuyển qua chế độ Multi Track.

Xong , nếu đã đạt, bạn có thể xuất ra mp3 để share cho pạn pè, hoặc bán lấy $ ^_^,
Ta chọn File -> Save Mixdown As ... , chọn kiểu mp3 và OK.




SƠ LƯỢC VÀI EFFECT :

+ Amplitude --> Amplifi : có tác dụng tăng giảm âm thanh, cắt tiếng theo ý thích.
+ Delay Effect --> Chorus : tạo tiếng bè, rất thú vị với tiếng Robotic ... ^_^
--> Delay : tạo delay, chọn trong list các hiệu ứng, rất đơn giản.
--> Echo : tạo echo, nên chọn những echo nhẹ nhàng.
+ Filters --> FFT Filter : lọc những tần số âm thanh riêng rẽ, rất vui, có thể chọn ra chỉ những âm trầm, hoặc chỉ những âm cao, có thể giả tiếng baby, giả tiếng telephone ...

CHÚ Ý :

Ta có thể tăng giảm âm thanh của từng track bằng cách đơn giản là right click lên chữ V và kéo thanh vol theo ý thích.



CÁC PHẦN KHÁC HÃY CỐ GẮNG TÌM HIỂU NHÉ, ĐÂY CHỈ LÀ NHỮNG THỨ RẤT CƠ BẢN, TUY KO THỂ LÀM HOÀN HẢO NHƯNG CÒN HƠN LÀ KO CÓ GÌ , ^_^ KHI NÀO MÌNH BIẾT THÊM CÁI GÌ HAY HO MÌNH SẼ VÀO BỔ SUNG

Khi sử dụng Cool, nhìu bạn thường nói là ko thu được, ko nghe tiếng nào hết, thử chỉnh lại xem ...



Mở cool, chọn Option --> Windows Recording Mixer ..., ta sẽ thấy ...(nhớ kéo thanh Microphone lên nhá........chừa lại một gạch thui)



Nếu bạn dùng micro và cắm qua amply, thì select Line-in, còn nếu dùng headphone, thì select Microphone, còn vẫn ko được, thì vừa select vừa la, khi nào có tín hiệu record thì dừng, ha ha ha ^_^
Chúc may mắn và mau mau thành Singer ka ka ka

Một số tính năng của Effects trong CEP:
I. Invert (Đảo ngược sóng âm theo chiều dọc)
Công dụng : không rõ
II. Reverse (Đảo ngược sóng âm theo chiều ngang)
Công dụng : chạy ngược bài hát
III. Silent (Im lặng)
Công dụng : làm mất đoạn âm thanh
IV. Amplitude (Mở rộng)
1. Amplify :khuyết tán âm thanh
+ Fade in : hiệu ứng âm thanh từ xa tới
+ Fade out : hiệu ứng âm thanh dần ra xa
2. Channel Mixer ( Trộn âm)
i. Wide strereo field : âm thanh đi vào chiều sâu
ii. Wider strereo field
iii. Vocal cut : bỏ lời (ko hiệu wả lắm)
3. Dynamics Processing : Điều chỉnh hướng đi của cao độ âm thanh
4. Envelope : Điều chỉnh hướng đi của âm thanh (theo chiều ngang) rất tiện ích để điều chỉnh âm thanh fade in-fade out bằng tay
5. Normalize:bình thường hoá (chả bít là jì)
6. Pan/expand: (?/mở rộng âm thanh): ko rõ
7. Stereo Field Rotate: Điều chỉnh đường đi của âm thanh (qua trái, qua phải)
V. Delay Effects : Hiệu ứng truỳ hoãn âm thanh
1. Chorus : Đồng ca
2. Delay : làm hiệu ứng nhạc chậm hơn trống hoặc có tí echo
3. Dynamic Delay : chỉnh Delay bằng tay
4. Echo : quá rõ rồi
5. Echo chamber
6. Flanger
7. Full reverb
8. Multitap dely : hiệu chỉnh số lần ngân
9. Quick verb
10. Reverb
11. Sweeping Phaser Effects: thay đổi âmthanh

Chúc các bạn vui vẻ có những bản thu hoàn hảo

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Nguyên tắc vàng trong kinh doanh trực tuyến


Kinh doanh trực tuyến là một hình thức kinh doanh đặc thù, bạn sẽ không có niềm hạnh phúc được gặp mặt trực tiếp (face-to-face) với khách hàng của mình. Sự thành công của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn sử lý những câu hỏi hoặc thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của bạn như thế nào.
Sau đây là 5 nguyên tắc giúp bạn thực hiện thành công việc kinh doanh trực tuyến của mình:
1. Sự nhanh chóng:
Cho dù bạn đang ngập đầu với một đống câu hỏi và thắc mắc của khách hàng và có thể bạn đang cảm thấy gần như là kiệt sức trong việc trả lời; thì bạn hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trả lời họ càng nhanh càng tốt. Bởi vì nếu bạn càng chậm trễ trong việc trả lời thì khách hàng càng nhanh chóng chuyển sang tìm hiểu và mua hàng ở một nhà kinh doanh khác trên mạng. Có một cách rất tốt để giải quyết vấn đề này là bạn hãy cung cấp một trang FAQ (Frequently Asked Questions) giúp cho khách hàng có một sự hiểu biết tổng quát nhất về website và các sản phẩm – dịch vụ của bạn, qua đó giảm thiểu tối đa các câu hỏi của khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những khách hàng gửi cho bạn câu hỏi chỉ để chắc chắn rằng học đang giao dịch với “một người thực”. Khi đó bạn hãy trả lời họ theo đúng nguyên tắc “càng nhanh càng tốt”.
2. Sự lịch thiệp:
Đối với khách hàng trực tuyến. cho dù bạn không “nhìn vào mắt” họ, nhưng cách bạn sử dụng từ ngữ trong những thông điệp hay email của bạn cũng có ảnh hưởng rất mạnh đến thái độ của họ. Nếu một ai đó gửi cho bạn một bức thư bắt đầu với những từ ngữ gay gắt, hoặc họ viết rằng họ “không cảm thấy hạnh phúc khi sử dụng các sản phẩm của bạn” và họ muốn “trả lại” sản phẩm đó. Thì bạn hãy ngay lập tức và lịch sự thực hiện quá trình “trả lại” đó và đừng quên viết rằng bạn vô cùng lấy làm tiếc vì họ đã không cảm thấy hạnh phúc với sản phẩm của bạn. Sự lịch thiệp của bạn sẽ giúp cho khách hàng không cảm thấy “bức xúc” và có thể sẽ giúp cho bạn bán được nhiều hàng hơn trong tương lai. Bới vì họ càm thấy hài lòng với cách bạn giải quyết các rắc rối của họ.
3. Sự giúp đỡ:
Lý do tại sao bạn phải trả lời nhanh chóng và lịch sự các câu hỏi của khách hàng là vì có thể họ đang “khao khát” một điều gì đó. Và bạn cần cung cấp cho họ một cách thức giải quyết thỏa đáng. Sau khi đã trả lời các câu hỏi của khách hàng, không có gì là khó khăn nếu bạn hỏi họ thêm rằng liệu bạn còn có thể làm gì để giúp đỡ họ. Ví dụ như bạn hãy nêu cho họ một vài dịch vụ hoặc sản phẩm khác phù hợp hơn mà bạn có. Làm như vậy bạn đã thể hiện cho khách hàng rõ rằng Bạn thực sự muốn họ hài lòng với các sản phẩm hoặc dịch vụ của ban.
4. Sự chân thành:
Khi bạn trả lời những câu hỏi của khách hàng hay chỉ đơn giản là gửi một bức thư cảm ơn, bạn hãy cố gắng viết chúng với những từ ngữ chân thành nhất. Điều này sẽ tạo ra một tình cảm giữa bạn với khách hàng, khiến họ cảm thấy tin tưởng khi sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn.
5. Sự trung thực:
Trung thực về sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp là điều khách hàng nào cũng mong muốn. Bạn hãy đăng tải thật trung thực các thông tin liên quan đến sản phẩm – dịch vụ của mình và các điều khoản liên quan khác để khách hàng tham khảo. Điều này sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ nhất về sản phẩm – dịch vụ của bạn qua đó họ có thể đưa ra các quyết định mua nhanh chóng và chính xác.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn bạn nhớ rằng “trong một môi trường đầy cạnh tranh và cơ hội như hiện nay việc bạn đối xử tốt với khách hàng, đem lại sự thỏa mãn cho họ còn hơn cả việc bạn bán được cho họ một sản phẩm”.

Bán hàng trực tuyến: Hướng đi cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam trong suy thoái


“Trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc phát triển kênh trực tuyến vừa giúp doanh nghiệp tăng thêm doanh số bán hàng nhờ thêm khách hàng mới, vừa tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên, giúp doanh nghiệp có thời gian tiếp cận những ưu khuyết của việc bán hàng trực tuyến, điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân lực và vật lực cho vài năm tới, khi thương mại điện tử bùng nổ. Cũng giống như một mũi tên đạt được hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng, vừa đón đầu tương lai”
Bán hàng qua mạng Internet được gọi là bán hàng trực tuyến. Dù chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm giữa của thập niên 1990 nhờ vào công nghệ Internet, việc bán hàng trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ và gần như đã phủ mọi ngành hàng.
Miếng bánh hấp dẫn:
Trong vòng khoảng hơn 10 năm, có những công ty đã phát triển từ những trang web bán lẻ lên thành những tập đoàn bán lẻ trực tuyến với giá trị thị trường hơn cả những tập đoàn bán lẻ truyền thống có lịch sử lâu đời.
Tập đoàn Amazon.com khởi sự bán sách qua mạng năm 1995, không có cửa hàng truyền thống nào cả, hoàn toàn bán hàng trực tuyến, giá trị thị trường hiện nay là khoảng 35 tỉ đô la, gấp hơn 20 lần so với giá trị thị trường của Barnes & Nobles (chỉ khoảng 1,5 tỉ đô la), dù Barnes & Nobles là tập đoàn bán sách có tuổi đời gần 100 năm, với gần 800 cửa hàng sách khắp nước Mỹ.
Tại Việt Nam, kênh trực tuyến dù phủ khá nhiều ngành hàng: điện máy, điện thoại di động, sách, mỹ phẩm, ngân hàng, vé máy bay….nhưng đa phần chưa thực hiện hết chức năng mà hiện nay chủ yếu được sử dụng làm kênh marketing hơn là bán hàng.
Điều này cũng dễ hiểu khi mà hệ thống thanh toán ở Việt Nam chưa hỗ trợ cho việc thanh toán trực tuyến (theo thống kê của VISA, mới chỉ có 1% dân số VN có thẻ tín dụng và theo công bố của NH Nhà Nước tháng 3/2008, 10% dân số VN có tài khoản), và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam chưa quen với việc mua hàng mà không cần nhìn, ngắm hoặc kiểm tra món hàng trước.
Tâm lý này rất khó thay đổi khi mà ở Việt Nam, niềm tin giữa người tiêu dùng và nhà bán lẻ chưa cao. Lấy ví dụ một chuyện, người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi trả hàng khi không vừa ý. Rất ít nhà bán lẻ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ đổi trả hàng không cần lí do trong vòng thời hạn nhất định sau khi mua hàng, một quy định rất phổ biến tại các nước đã phát triển.
Tuy nhiên, với khoảng 19 triệu người đang sử dụng internet (con số này dự báo sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam năm 2008), về lâu dài, ngành bán hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt như các nước Mỹ, Nhật, và châu Âu đã trải qua (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến hiện nay khoảng 19.5 tỉ bảng , chiếm 7% tổng doanh số bán lẻ theo Verdict Research).
Vì thế, việc tham gia đầu tư kênh bán hàng trực tuyến là hướng đi tất yếu cho mỗi doanh nghiệp, nếu không muốn bị mất phần trong miếng bánh khá hấp dẫn này.
Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc phát triển kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng nhờ thêm khách hàng mới mà kênh truyền thống không tiếp cận được (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến trong năm 2008 vẫn tăng 32%, trong khi doanh số kênh phân phối truyền thống chỉ tăng 1.2%), vừa giúp doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên các bộ phận đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái, có thời gian tiếp cận những ưu khuyết của việc bán hàng trực tuyến, điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân sự và chuyên môn cho vài năm tới, khi thương mại điện tử bùng nổ. Việc đầu tư kênh bán hàng trực tuyến vào thời điểm này có thể coi như một mũi tên đạt được hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng, vừa đón đầu tương lai.
Giảm gánh nặng chi phí
Những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, sau thời gian mở rông quá nhanh và quá nóng trong năm 2007, hiện đang chịu áp lực khá lớn về chi phí mặt bằng và nhân sự, có doanh nghiệp đã phải đóng bớt cửa hàng. Kênh bán hàng trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí. Thứ nhất, với cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp có thể cập nhật giá cả và các thông tin khác liên tục, không giống như việc in ấn catalogue giấy truyền thống đã in ra thì không thay đổi được.
Việc này giúp công ty vừa giảm chi phí in ấn, vừa thể hiện cho khách hàng thấy tính năng động, luôn theo sát sự thay đổi của thị trường và động thái của các đối thủ cạnh tranh. Thông tin hàng hóa luôn được cập nhật sẽ giúp đội ngũ bán hàng hiệu quả hơn trong việc giới thiệu và chào hàng. Thứ hai, cửa hàng truyền thống thường bị giới hạn về diện tích, quầy kệ trưng bày hàng trong khi với cửa hàng trực tuyến, công ty có thể giới thiệu tất cả các loại sản phẩm mà không lo ngại hết chỗ.
Điều này thể hiện rõ nhất ở ngành bán sách, nơi mà các cửa hàng sách ngày càng bị cạnh tranh từ các cửa hàng trực tuyến. Giá trị gia tăng của các cửa hàng trực tuyến là họ có thể chứa mọi đầu sách, kể cả những đầu sách rất kén đọc giả trong khi các cửa hàng truyền thống, do áp lực về mặt bằng, thường chỉ trưng bày những đầu sách bán chạy. Hơn thế nữa, vào cửa hàng sách trực tuyến, khách hàng có thể tham khảo những lời bình luận về cuốn sách mình quan tâm, điều mà cửa hàng truyền thống không thể cung cấp được
Ngoài ra, mở thêm kênh trực tuyến sẽ giúp nâng cao chất lương dịch vụ cho khách hàng thông qua việc hiểu khách hàng hơn, từ đó có cách phục vụ thích hợp với từng khách hàng một. Hiểu khách hàng hơn nhờ sự thuận lợi của kênh trực tuyến trong việc thu thập thông tin về cá nhân khách hàng như email, địa chỉ, công việc, sở thích, lịch sử mua sắm…
Từ những thông tin này, doanh nghiệp có những chào hàng phù hợp từng khách, thay vì chào hàng giống nhau hàng loạt. Khách hàng là công ty rất đánh giá cao giá trị gia tăng này. Trang web bán hàng của tập đoàn văn phòng phẩm Office Depot (officedepot.com) cho phép nhân viên mua hàng của khách hàng khi vào officedepot.comquan sát được thông tin về tổng số tiền chi tiêu trong tháng, giới hạn được mua tùy theo chức vụ, nhân viên phòng mua hàng thì thấp hơn trưởng bộ phận mua hàng.
Điều này giúp khách hàng của OfficeDepot quản lý hiệu quả việc mua hàng của nhân viên. Ở lĩnh vực bán hàng cho khách lẻ, trang web của tập đoàn Amazon.com là một trong số rất ít trang web thực hiện việc cá nhân hoá cho từng khách hàng một cách xuất sắc.
Người dùng được Amazon.com giới thiệu những đầu sách cùng một chủ đề, những sách liên quan đến sở thích của khách hàng, và những đánh giá bình chọn của các độc giả khác. Điều này khiến khách hàng rất thích thú, nhờ có thêm nhiều lựa chọn phù hợp sở thích mình, mà Amazon thì vừa bán thêm được hàng, vừa được tiếng thấu hiểu khách hàng.
Sân chơi không của riêng ai
Sân chơi trực tuyến không chỉ dành cho các công ty lớn. Người dùng internet ngày càng có xu hướng dùng các công cụ tìm kiếm để tìm thông tin sản phẩm, dịch vụ và tìm đến trang web thông qua công cụ tìm kiếm. Các cửa hàng với sản phẩm chuyên dụng nếu biết cách tiếp thị trực tuyến hiệu quả sẽ tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình với chi phí thấp.
Các phương cách đang thông dụng hiện nay là sử dụng kỹ thuật tối ưu hoá công cụ tìm kiếm giúp trang web công ty hoặc sản phẩm công ty có được thứ cao ở trang kết quả tìm kiếm, hoặc sử dụng các phương cách quảng cáo trực tuyến như marketing liên kết, quảng cáo banner.
Vì phục vụ một số lượng khách hàng chuyên biệt, các cửa hàng có lợi thế hiểu rõ nhu cầu, tâm lý và hành vi của khách hàng, từ đó có chính sách chào hàng và chăm sóc khách hàng phù hợp.

Kinh doanh bằng mạng xã hội


Mạng xã hội ảo được coi là một cầu nối hiệu quả và ít tốn kém giữa doanh nghiệp và khách hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn. Theo thống kê của IDC, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã sử dụng Facebook để tạo lập mạng lưới khách hàng (cả tiềm năng lẫn khách hàng hiện có) và gắn kết họ lại với nhau, tạo thành một tập thể thống nhất.
Facebook cung cấp nhiều công cụ hữu ích giúp người dùng có thể chơi video và giúp các doanh nhân có thể gửi trực tiếp các thông điệp marketing cho khách hàng.
Một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng các mạng xã hội như Facebook cho công việc kinh doanh là “hiệu ứng lây lan” giống như kiểu virus. Một khi ai đó trở thành “fan” của bạn, họ sẽ tự động gửi đi các tin nhắn cho bạn bè trong danh sách nói về dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty bạn. Và như vậy, mạng xã hội đã trở thành kênh tiếp cận vô cùng thuận lợi và nhanh chóng giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Những điển hình sử dụng hiệu quả Facebook cho công việc không phải là ít. Bạn hãy cứ nhìn vào cách Microsoft hay Tổng thống Mỹ Obama sử dụng sức mạnh của mạng xã hội mà xem. id=”_mcePaste”>Họ đã rất thành công trong việc thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn “fan” hâm mộ, để đánh bóng tên tuổi, quảng bá thương hiệu, và cuối cùng là đạt được thành công về mặt chiến lược.
Ngay cả khi công việc kinh doanh của bạn không đòi hỏi phải theo đuổi chiến lược mạng xã hội thì bạn vận có thể vận dụng sức mạnh của phương pháp tiếp cận này để tìm kiếm khách hàng và cung cấp những dịch vụ cho khách hàng hiện có.
Đặc biệt, nếu mô hình kinh doanh của bạn không lớn, chi phí đầu tư hạn hẹp thì mạng xã hội được xem là giải pháp marketing hữu hiệu nhất, ít tốn kém nhất, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả.
Một trong những lo ngại nhất khi sử dụng mạng xã hội đó là khó đảm bảo được tính riêng tư. Những thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ liên lạc, chức vụ… không thuộc dạng khuyến khích quảng bá. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ lộ thông tin cá nhân, bởi nếu xét về nguyên tắc thì không có thông tin nào trên mạng an toàn 100%.
Chính vì vậy, ngay từ đầu khi tạo lập profile cho bạn trên mạng xã hội, bạn cần xác định đâu là thông tin cá nhân quan trọng mà bạn không muốn tiết lộ, còn đâu là thông tin ở dạng quảng bá cần nhiều người biết tới.
Các mạng xã hội dành cho doanh nghiệp
Facebook: Cách duy nhất để tiếp cận với các mạng xã hội là bạn tham gia vào chính nó để nắm được cơ chế hoạt động của chúng. Hãy sử dụng chức năng Friend Finder để tìm bạn bè đã có tài khoản Facebook.
Hãy tham gia vào một số nhóm nào đó thể học cách mọi người giao tiếp với nhau qua mạng xã hội. Hãy đăng tải một số video clip và bài viết hấp dẫn để mọi người phản hồi. Và bạn sẽ thấy Facebook là công cụ tuyệt vời để quảng bá và tiếp thị công việc kinh doanh của mình.
MySpace: Mặc dù người dùng MySpace thường là giới văn nghệ sĩ và giới trẻ nhưng nó sẽ mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm quảng bá công việc kinh doanh qua mạng.
LinkedIn: Được mệnh danh là “Facebook của doanh nghiệp”, LinkedIn cho phép bạn có thể kết nối thông suốt với những doanh nhân có cùng sở thích và ngành nghề kinh doanh với bạn.
Twitter: Là một dạng “tiểu blog”, Twitter chỉ cho phép gõ tối đa 160 ký tự trong phần comment. Mặc dù nghe có vẻ khó chịu nhưng Twitter đang trở thành một xu hướng khá “hot” và được rất nhiều người quan tâm đến. Làm quen với Twitter cũng đồng nghĩa với việc bạn tiếp cận được nhiều người thích xu hướng đổi mới.
Workbench: Là một ví dụ hoàn hảo nhất cho mạng doanh nghiệp cá nhân hóa, Workbench được dự báo sẽ trở thành một dạng blog kinh doanh tiêu biểu trong tương lai. Tại sao bạn lại không bớt chút thời gian để nghiên cứu chúng nhỉ?
StumbleUpon: Mạng xã hội này cho phép bạn xây dựng cộng đồng dựa trên các website ưa thích. Nếu tham gia càng nhiều các cộng đồng, cơ hội mọi người biết đến bạn càng lớn hơn.
Ning: Mạng xã hội này cho phép bạn có thể tạo ra một cộng đồng để xếp hạng và đánh giá công việc kinh doanh của mình.
Digg It: Người dùng Digg bình bầu (vote) cho những nội dung website mà họ nghĩ là quan trọng nhất. Chính vì vậy, Digg sẽ giúp bạn theo dõi toàn bộ những diễn biến quan trọng của thế giới kinh doanh đang diễn ra.
Mạng xã hội quy tụ nhiều yếu tố mà những phương pháp quảng bá, kinh doanh truyền thống khác không có được. Những cái tên như Facebook, YouTube, Twitter, LinkedIn… đã trở thành quen thuộc trong thời đại Web 2.0 mà người ta thường nhắc tới như là nơi quy tụ nhiều giới trẻ nhất.
Chúng còn được nhìn nhận như là công cụ để tìm kiếm khách hàng mới, phục vụ các khách hàng hiện tại, và là công cụ tạo ra lợi nhuận.
Mạng xã hội còn là con đường tắt để quảng bá thương hiệu, cung cấp dịch vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn, và là một công cụ marketing cao cấp.
Trở thành một phần của mạng xã hội sẽ giúp tạo ra những kết nối để đối tác và khách hàng có thể tìm kiếm thông tin xem sản phẩm và dịch vụ của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Trà chanh Hà Nội

Sự kết hợp tưởng như không thể giữa vị đắng chát của trà mạn với vị chua của chanh tươi, quyện theo hương thơm man mác của hoa nhài đã tạo nên hương vị đặc biệt của trà chanh

Không phải là những gói trà túi lọc vắt vào ít chanh thường thấy ở quán cà phê, trà chanh là một món mới đang được giới trẻ xứ Hà thành yêu thích. Ấy thế nhưng, mới mà không lạ!
Mới mà không lạ
Thưởng trà từ lâu đã là một nét văn hóa thanh tao của người Hà Nội. Nếu như trước đây thú uống trà chỉ dành cho những người lớn tuổi, thì giờ đây ở Hà Nội, rất nhiều người trẻ lại có thú thưởng thức trà mạn. Và cũng vì thế mà trên những vỉa hè hay trong nhiều con phố hẹp, người ta rất dễ gặp các quán trà nho nhỏ, đơn giản mà đông khách.
Trà chanh ra đời, phải chăng, là một sự tìm về nguồn cội, về sở thích vốn có của các cụ? Nhưng người khởi phát trào lưu cho thức uống này lại khoác lên mình nó chiếc áo mới hiện đại hơn, gần gũi hơn.
Nên cách thưởng trà của giới trẻ ngày nay đậm nét trẻ trung. Người ta bổ sung thêm vitamin C trong chanh tươi, rồi để thêm phần quyến rũ lại điểm xuyết trà bằng hương thơm man mác của hoa nhài, để mỗi lần uống xong hương thơm ấy vẫn còn lưu luyến mãi trên đường về. Ngẫm lại mới thấy hết sự tinh tế trong cốc trà chanh, vị đắng chát của trà lại có thể “se duyên” cùng vị chua của chanh, quyện lại thành một vị mới hấp dẫn vô cùng.
Cái thú uống trà chanh là không uống vội vàng để thỏa cơn khát, mà cứ nhâm nhi từng ngụm trà nhỏ một để thấy hết hương vị đặc biệt của nó. Ban đầu bạn cảm nhận rõ nhất cái vị hơi đăng đắng của trà, rồi mới đến sự ngọt mát có từ chanh tươi, thoang thoảng trong miệng là hương hoa nhài, riêng cái dư vị ngọt đắng của trà vẫn còn đọng lại mãi ở đầu lưỡi.

Trà chanh bốn mùa
Người Hà Nội thưởng trà chanh suốt bốn mùa xuân hạ thu đông. Mỗi mùa là những cảm nhận rất đỗi riêng. Khi những cơn mưa xuân bắt đầu giăng giăng ngoài phố, một cốc trà chanh nóng khiến tâm hồn tràn đầy xúc cảm, bay bổng và lãng mạn hơn. Hè tới với tiết trời oi bức đến ngột ngạt, cốc trà chanh làm dịu đi cơn khát đến cùng tận, mang lại cảm giác sảng khoái cho trí não. Thu đến, những cơn gió heo may ập về, Hà Nội lãng đãng và phiêu bồng hơn, có lẽ lúc này một cốc trà chanh nóng hoặc lạnh cũng đủ làm tâm hồn thư thái. Cuối cùng, khi mùa đông tràn về, cái lạnh như cắt da cắt thịt thì một cốc trà nóng sẽ làm ấm cơ thể, để người ta vượt qua những ngày đông giá khắc nghiệt của miền Bắc.
Cũng như nhiều món ngon khác của Hà Nội, hai quán trà chanh nổi tiếng nhất Hà thành đều khá đơn sơ, sàn nhà đã cũ, ghế luôn có hai công năng vừa là bàn, vừa là chỗ để ngồi. Nhưng nếu muốn thử nếm hương vị hấp dẫn này, bạn nên tập thói quen tự tìm ghế và ngồi vỉa hè. Bởi với nhiều người, trà chanh có một sức hút đặc biệt ngay cả khi phải ngồi vỉa hè vào tầm còn nhiều nắng, mặc cho cái nóng ập vào, cốc trà chanh vẫn mát lạnh, dịu dàng làm tan đi mọi oi bức, để mở đầu cho những câu chuyện rôm rả, tràn ngập không khí sinh viên.
Còn nếu là khách du đến với Hà Nội, hãy ghé qua quán trà chanh để cảm nhận hết hương vị phố phường trong khi nhấm nháp cốc trà chanh, hoặc để thỏa sức chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính của Hà Nội, cùng ngắm nhìn dòng người nhẹ nhàng lướt qua trên phố, thời gian trôi chậm và yên bình biết bao.
Một điều đặc biệt nữa, những chủ quán làm nên thương hiệu trà chanh nổi tiếng này lại là những cô cậu thuộc thế hệ 9X. Có lẽ vì thế mà chủ và khách, những người trẻ, cùng gặp nhau trên một điểm giao chữ X, khi sáng tạo của chủ quán cũng là sở thích của ẩm khách. Chủ quán trên phố Nhà Thờ có cách pha trà rất chuyên nghiệp, đôi tay thoăn thoắt, chỉ nhoáng một chốc đã pha xong cả chục cốc trà, cốc nào cũng mát lạnh, quyến rũ như nhau.
Trà chanh, pha thì đơn giản. Nhưng để có cốc trà chanh đúng điệu, khâu quyết định lại ở chỗ chọn trà và thời gian nấu trà. Đây là bí quyết riêng của từng quán. Trà được nấu trong một cái ấm nhôm, phải đặc nhé, canh thời gian cho trà chín vừa phải, lỡ lửa một chút là trà trở nên đắng và màu thâm lại. Sau đó để nguội rót vào khoảng nửa cốc thủy tinh, thêm đường, vắt chanh khuấy đều rồi thả vài lát chanh tươi cùng ít viên đá là có thể dọn ngay cho khách thưởng thức. Để có được ly trà chanh thoảng mùi hoa nhài thì có thể mua loại trà đã ướp nhài, cầu kỳ hơn thì thả vài bông nhài tươi.
Hà Nội đang trong những ngày hè oi ả, thưởng thức một cốc trà chanh có tác dụng kép vừa thanh nhiệt vừa phòng bệnh. Nhưng trên hết, đó là một trào lưu mới. Chẳng thế mà giới trẻ Hà thành lại say mê trà chanh đến vậy!